Cảnh báo: Bệnh than đang quay trở lại với nhiều ca nặng

Các bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đang điều trị cho một bệnh nhân nam, quốc tịch Sri-Lanka mắc bệnh than với ổ mủ dọc suốt chiều dài từ lưng xuống tận hông 2 bên.

Cảnh báo: Bệnh than đang quay trở lại với nhiều ca nặng

Canh bao: Benh than dang quay tro lai voi nhieu ca nang

Bệnh nhân quốc tịch Sri Lanka trong quá trình điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong thời gian qua, đơn vị chăm sóc vết thương, khoa Phẫu thuật Nhiễm khuẩn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đã tiếp nhận một số ca bệnh được chẩn đoán mắc bệnh than (bệnh hậu bối).

Các bệnh nhân có đặc điểm chung là bệnh lý nền (tiểu đường) với tổn thương điển hình là một vùng viêm tấy đỏ, đau nằm vùng gáy, lưng. Sau vài ngày, vết thương trên người bệnh nhân xuất hiện vỡ mủ nhưng thành nhiều nốt nhỏ trông giống tổ ong hoặc đài sen, đau nhức.

Có một số trường hợp do điều trị không đúng hoặc tự ý đắp lá sẽ gây tổn thương lan rộng, hoặc biến chứng như nhiễm khuẩn huyết có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện nay, các bác sỹ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị cho một bệnh nhân nam, quốc tịch Sri-Lanka là nhân viên tàu viễn dương, mắc bệnh tiểu đường mạn tính. Trong những ngày lênh đênh trên biển bệnh nhân xuất hiện các cụm nhọt nhiễm trùng vùng lưng. Vì điều kiện thiếu thốn thuốc men, tổn thương nhanh chóng lan rộng và tạo thành ổ mủ dọc suốt chiều dài từ lưng xuống hông.

Trùng vào đúng thời điểm đại dịch COVID-19, bệnh nhân trên và các thủy thủ trên thuyền phải mất 40 ngày mới cập được cảng Quảng Ninh (Việt Nam). Sau đó, bệnh nhân đã được đưa đến cơ sở y tế địa phương hội chẩn và chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức điều trị trong tình trạng nhiễm trùng dai dẳng, đường huyết dao động.

Ngày 14/5, bệnh nhân được tiến hành hội chẩn và phẫu thuật rạch tháo mủ, cắt lọc làm sạch các ổ nhiễm trùng vùng lưng, đùi cùng với việc kiểm soát đường huyết. Vi khuẩn xét nghiệm là tụ cầu vàng (Staphylococcus Aureus).

Chỉ sau 1 tuần điều trị, các vết thương của bệnh nhân người Sri-Lanka đã tiến triển tốt, các bác sỹ đã có thể chuyển sang thì 2 tạo hình vết thương và khép lại vết mổ.

Chia sẻ với các bác sỹ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người bệnh tâm sự: “Tôi rất may mắn khi được đặt chân lên đất nước Việt Nam, nơi các bác sỹ tận tụy nhiệt tình, chuyên môn tốt đã giải phóng cho tôi khỏi đau đớn và chảy mủ kéo dài suốt hơn 1 tháng. Đặc biệt, việc chống dịch COVID-19 của các bạn đã làm rất tốt nên các cơ sở y tế đã có thể tiếp nhận các người bệnh ngoại quốc như tôi đến điều trị.”

Một trường hợp khác mắc bệnh than là bệnh nhân 75 tuổi, Hà Nội. Bà có tiền sử điều trị tiểu đường nhiều năm, ung thư vú trái đã mổ. Bệnh nhân trước đó có biểu hiện sưng tấy đau lưng 2 tuần nhưng do tâm lý sợ đến bệnh viện nên tự điều trị, tổn thương lan rộng đau nhức nhiều mới đến khám.

Bác sỹ khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) đã điều trị cho người bệnh ổn định và tiến hành phẫu thuật ngày 19/5. Xét nghiệm vi khuẩn Staphylococcus Aureus. Hiện vết thương của bà đã ổn định nhưng do tổn thương rộng nhiều khả năng phải vá da.

Gần đây nhất ngày 23/5, các bác sỹ trong tua trực cấp cứu đã tiến hành phẫu thuật cho người bệnh nữ 56 tuổi đến từ Lạc Thủy (Hòa Bình) với tổn thương vùng gáy gần 2 tuần. Tổn thương là những ổ áp xe nhỏ nhiều vách và ngóc ngách, tổ chức dưới da hoại tử và mủ trắng. Người bệnh đã được cắt lọc, làm sạch và để da hở. Xét nghiệm mủ cũng là Staphylococcus Aureus.

Phó giáo sư Nguyễn Đức Chính, người trực tiếp phẫu thuật cho các bệnh nhân, cho biết “hậu bối” trước đây hay được dùng với thuật ngữ là Anthrax - bệnh than hoặc tiếng anh là Carbuncle được định nghĩa là cụm nhọt, bao gồm nhiều các nhọt nhỏ do viêm lỗ chân lông tập trung thành đám tạo nên và có quá trình hoại tử phần mềm tổ chức dưới da. Bệnh than xuất phát từ chữ Latin “Carbunculus” có nghĩa là hòn than nhỏ, là khối đau cứng như đá. Vì vị trí xuất hiện hay nằm phía thân sau của cơ thể nên được dân gian dùng từ hậu (phía sau) bối (u, nhọt) có nghĩa là u nhọt nằm phần sau cơ thể.

Canh bao: Benh than dang quay tro lai voi nhieu ca nang-Hinh-2

Bệnh nhân nữ được phẫu thuật cắt lọc tổ chức hoại tử. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ở Việt Nam, bệnh còn được gọi là “cụm nhọt tổ ong” hay “nhọt đài sen” do hình ảnh tổn thương khi vỡ mủ lỗ chỗ giống như tổ ong hoặc như đài/gương sen đã lấy hết hạt.

Tác nhân gây bệnh than chủ yếu là do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus). Nếu không được xử lý, nhiễm trùng có thể lan tỏa đến các phần khác của cơ thể. Bệnh than/hậu bối hay mọc ở gáy, lưng ở những người có sức đề kháng kém, người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường...

Theo bác sỹ Chính, bệnh than xuất hiện ban đầu là một đám mảng đỏ có đường kính rất khác nhau, có thể từ 5-10-20cm kèm theo biểu hiện viêm đỏ, sưng tấy, gồ cao, đau, có nhiều ngòi, tiến triển hoại tử tổ chức dưới da, tổn thương lõm sâu khoảng 0,5-1cm. Bệnh này không tự khỏi theo cách thay băng thông thường hoặc tự uống thuốc mà cần sự can thiệp của các bác sỹ. Khác với nhọt bọc là tổn thương rất nông và thường là một khối mủ có thể trích đơn giản, người bị bệnh than bắt buộc phải phẫu thuật mở rộng và lấy tổ chức hoại tử bên dưới.

Do đó, người dân khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh, đặc biệt là người đề kháng kém hay có bệnh chuyển hóa như đái tháo đường… cần đến ngay các cơ sở y tế khám và điều trị, tránh những diễn biến nặng của bệnh có thể gây ra hậu quả đáng tiếc, thậm chí biến chứng nhiễm khuẩn huyết còn có thể gây tử vong./.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em cực nguy hiểm, các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan

(Kiến Thức) - Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ. Nếu phát hiện quá muộn, vấn đề chữa trị bệnh vô cùng phức tạp, thậm chí là gây tử vong.

Nhiễm trùng máu ở trẻ em cực nguy hiểm, các mẹ tuyệt đối đừng chủ quan
Nhiễm trùng máu ở trẻ em (hay còn gọi là nhiễm khuẩn huyết) là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập vào đường máu của trẻ nhỏ, thậm chí là cả ở những trẻ sơ sinh. Nguy cơ bệnh thường gặp ở những đứa trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, mang bệnh tim bẩm sinh, có hệ miễn dịch suy giảm. Nếu không phát hiện và có phương hướng điều trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm gây tắc mạch, thiếu máu ở các cơ quan, thậm chí là tử vong.
Nhiem trung mau o tre em cuc nguy hiem, cac me tuyet doi dung chu quan
Bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ em thực sự nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng trẻ nhỏ.  
Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng máu ở trẻ em:
– Vi khuẩn Gram (+): liên cầu, phế cầu, tụ cầu.
– Vi khuẩn Gram (-): não mô cầu, trực khuẩn đường ruột, trực khuẩn mủ xanh.
– Các vi khuẩn kỵ khí: Clostridium perfringens, Bacteroid fragilis.
Thiếu máu không phải là tình trạng hiếm gặp và có thể chữa lành nếu biết áp dụng các nguyên tắc chăm sóc sức khỏe đúng cách. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt tăng cường cung cấp chất sắt cho cơ thể để…
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên phổ biến vẫn là do vấn đề vệ sinh thân thể không sạch sẽ. Từ đây tạo nên cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có thể là do người mẹ nhiễm khuẩn độc hại từ môi trường lúc mang thai. Các vi khuẩn xâm nhập vào màng nước ối, thai nhi nuốt nước ối và dẫn đến bệnh. Hơn nữa, trong lúc sinh đẻ, các dụng cụ không được khử trùng triệt để. Đây là một nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người vẫn chủ quan.
Triệu chứng nhiễm trùng máu ở trẻ em
Nhiem trung mau o tre em cuc nguy hiem, cac me tuyet doi dung chu quan-Hinh-2
Để phòng ngừa căn bệnh nhiễm trùng máu ở trẻ nhỏ, các bà mẹ ngay từ khi mang thai hãy khám thai định kỳ và tiêm phòng đúng định kỳ.  

Người đàn ông suýt chết vì nhiễm trùng tim khi cố... xỉa răng

Một người đàn ông đã phải phẫu thuật hở tim do bị nhiễm trùng sau khi cố gắng lấy bỏng ngô mắc kẹt trong răng, khiến lợi bị tổn thương, mở đường cho vi khuẩn.

Người đàn ông suýt chết vì nhiễm trùng tim khi cố... xỉa răng

Căn bệnh nhiễm trùng máu cấp khiến mỹ nam Hàn qua đời nguy hiểm ra sao?

(Kiến Thức) - Ngày 19/3, Lee Chi Hoon vừa qua đời vì bị nhiễm trùng máu cấp tính khi vừa bước sang tuổi 32. Nhiễm trùng máu không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Căn bệnh nhiễm trùng máu cấp khiến mỹ nam Hàn qua đời nguy hiểm ra sao?
Theo tin từ All Kpop, ngày 19/3, Lee Chi Hoon qua đời vì nhiễm trùng máu cấp tính. Cụ thể, kết quả báo cáo cho thấy anh bị nhiễm trùng hạch bạch huyết. Người hâm mộ thương tiếc khi nam diễn viên mới vừa bước sang tuổi 32.
Nhiễm trùng máu không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nhiễm trùng máu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.