Cảnh báo 5 loại dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ

(Kiến Thức) - Mưa lũ qua đi luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Sau mùa mưa bão và ngập úng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và  dịch bệnh cho con người.

Cảnh báo 5 loại dịch bệnh bùng phát sau mưa lũ
Theo các chuyên gia y tế dự phòng, trong mùa mưa bão, lũ, người dân phải dối diện với rất nhiều dịch bệnh do ảnh hưởng môi trường sống.
Canh bao 5 loai dich benh bung phat sau mua lu
Sau mưa lũ là thời điểm dễ bùng phát nhiều dịch bệnh như tiêu chảy, sốt xuất huyết... Ảnh: Báo Xây dựng. 
Bệnh tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột: Ở các vùng miền sau mưa, lũ, lụt, bệnh về đường tiêu hóa thường tăng nhanh, với các triệu chứng cơ bản như đau bụng, tiêu chảy cấp... Các loại bệnh về đường ruột do vi khuẩn (E.coli, tả, lỵ, thương hàn)…
Bệnh tiêu chảy do E.coli (trực khuẩn đại tràng) thường hay gặp, nhưng đáng sợ nhất là bệnh tiêu chảy cấp bởi lỵ trực khuẩn hoặc bệnh do vi khuẩn thương hàn, đặc biệt là tiêu chảy cấp do vi khuẩn tả. Các loại bệnh này nếu không phát hiện sớm, có biện pháp chữa trị, cách ly kịp thời sẽ có nguy cơ lây lan thành dịch bệnh.
Sốt xuất huyết và sốt vàng da: Sau mưu lũ, nguồn nước tù đọng, thời tiết nóng ẩm sẽ tạo điều kiện cho muỗi và virus sinh sôi nảy nở gây bệnh sốt xuất huyết, sốt virus cho người. Bệnh sốt vàng da, chảy máu sau mưa, lũ, lụt do vi khuẩn Leptospira gây ra: Bệnh có liên quan trực tiếp đến nước tiểu của các loài chuột mang mầm bệnh.
Bệnh viêm đường hô hấp: Trong mùa mưa bão thời tiết thay đổi thất thường, nhiệt độ thay đổi nhanh chóng, mưa bão bất thường kéo dài, độ ẩm gia tăng, mưa nhiều…, cơ thể con người chưa kịp thích nghi nên rất dễ bị cảm lạnh, cúm, nhiễm lạnh dẫn đến hiện tượng viêm họng, ho, sổ mũi, nhức đầu…
Bệnh da liễu: Bệnh phát sinh trực tiếp từ các nguồn bệnh trong vùng bão lũ. Các bệnh này bao gồm một số bệnh da liễu như nấm kẽ chân, nấm móng; viêm kẽ ngón tay, ngón chân (dân gian gọi là “nước ăn chân”); mẩn ngứa; viêm da; đau mắt đỏ. Theo đó, bệnh đau mắt và nhiễm khuẩn da chủ yếu lây do nguồn nước bẩn.
Đau mắt: Bệnh xuất hiện do dùng nước bị nhiễm bẩn các loại vi sinh vật, trong đó có các vi rút gây bệnh đau mắt đỏ, viêm bờ mi, viêm tuyến lệ...
Nhằm phòng tránh các dịch, bệnh nguy hiểm sau mùa mưa lũ, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân:
Canh bao 5 loai dich benh bung phat sau mua lu-Hinh-2
Sau khi lũ rút, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh môi trường để phòng tránh dịch bệnh bùng phát. Ảnh: Internet. 
- Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
- Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
- Bảo đảm vệ sinh môi trường: Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
- Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn…

Mẹo dùng nước muối biển phòng trị viêm đường hô hấp

(Kiến Thức) -Với sự góp mặt của các nguyên tố vi lượng, nước muối biển sâu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu

Mẹo dùng nước muối biển phòng trị viêm đường hô hấp
Nước muối biển được khai thác ở độ sâu hợp lý khoảng 450m tính từ mặt biển. Sau đó, được tiệt trùng bằng tia UV, xử lý bằng ozone và lọc qua thiết bị siêu lọc với đường kính 0,1 micromet...
Với quy trình xử lý một cách khoa học và hiện đại đã giúp cho một chế phẩm từ nước biển sâu có thể bảo toàn gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng như Zn2+ (Kẽm) và Cu2+ (Đồng). Với sự góp mặt của các nguyên tố vi lượng ấy, nước biển sâu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, nhờ đó có thể ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang... và các bệnh lây lan qua đường hô hấp khác.

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

(Kiến Thức) - Theo Bộ Y tế, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện nay vẫn còn đáng bao động ở các tỉnh vùng sâu vùng xa.

Vẫn còn nhiều ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
Cụ thể, tại một số vùng sâu, vùng xa, vùng đi lại khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn xuất hiện rải rác ổ dịch bệnh truyền nhiễm nhỏ như: bệnh bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản... Nguyên nhân được xác định là do tại các địa phương này còn bỏ sót đối tượng trong các đợt tiêm chủng.
Van con nhieu o dich benh truyen nhiem nguy hiem
Ảnh minh họa.
Trước tình hình này, Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh không để bùng phát ổ dịch, đặc biệt chú trọng các bệnh có vắcxin trong tiêm chủng mở rộng có nguy cơ bùng phát trở lại như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản; Tăng cường truyền thông vận động người dân đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đúng lịch, đủ liều.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ

(Kiến Thức) - Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp tại một số tỉnh miền Trung, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh dịch bệnh sau mưa lũ.

Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ
Trong tháng mưa bão, Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế mạnh mẽ khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm để phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.