'Canh ba không tham dục, canh một không tham ăn' nghĩa là gì?

Người Trung Quốc xưa nói như vậy có nghĩa là gì?

Người xưa rất chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe. Ở nông thôn, người già thường dùng câu "Canh ba không tham dục, canh một không tham ăn" để khuyên người trẻ. Liệu chúng ta có hiểu ý nghĩa sâu xa của câu tục ngữ này? Và câu nói này đã đủ vế chưa?

Trước khi đi tìm ý nghĩa của câu tục ngữ này, hãy tìm hiểu cách tính thời gian của người xưa.

Người Trung Quốc xưa chia một ngày đêm thành 12 canh giờ, mỗi canh là hai giờ.

Trong đó,

Canh một từ 19 giờ đến 21 giờ;

Canh hai từ 21 giờ đến 23 giờ;

Canh ba từ 23 giờ đến 1 giờ sáng;

Canh bốn từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng;

Canh năm từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng.

Giờ thì hãy cùng giải nghĩa câu tục ngữ này.

Vế 1: Canh ba không tham dục

Theo y học cổ truyền Trung Quốc, canh ba (từ 23 giờ đến 1 giờ sáng) rất quan trọng đối với cơ thể con người. Đây là khoảng thời gian cơ thể cần nghỉ ngơi hoàn toàn ở trong trạng thái tĩnh lặng.

Vì vậy, người xưa khuyên rằng “không nên tham dục” vào khoảng thời gian này. Ý nghĩa sâu xa của nó là khuyên mọi người đừng thức khuya mà hãy đi ngủ sớm để bảo vệ sức khỏe.

'Canh ba khong tham duc, canh mot khong tham an' nghia la gi?

Ảnh minh họa.

Việc ngủ trước 23 giờ đêm, theo y học cổ truyền, là để các cơ quan nội tạng có thời gian để thải độc, điều hòa. Việc có được giấc ngủ ngon từ canh ba sẽ giúp quá trình thải độc của cơ thể diễn ra suôn sẻ. Nếu thức khuya vì bất cứ lý do gì, theo thời gian, tất nhiên sẽ gây ra những tổn thương không thể khắc phục cho cơ thể.

Ngoài những ý nghĩa về y học, câu nói này còn hàm một nghĩa khác. Người xưa phần lớn là làm nông nghiệp, thuần nông vì vậy, việc đảm bảo một giấc ngủ chất lượng (bắt đầu muộn nhất lúc 23 giờ) là cách tốt nhất để họ nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động để bắt đầu cho một ngày mới hăng say cho công việc đồng áng.

Thực tế, Fortune trích dẫn lời các nhà khoa học cho biết, ngủ sớm (từ 21 giờ) và đủ giấc mỗi đêm ảnh hưởng sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của một người. Nó có thể giúp chúng ta khỏe mạnh, cảm thấy tràn đầy sinh lực hơn và ngăn ngừa các bệnh mãn tính.

Vế 2: Canh một không tham ăn

Canh một trong vế “Canh một không tham ăn” ý chỉ khoảng thời gian từ 7 giờ tối đến 9 giờ tối. Câu này có nghĩa là không ăn sau 7 giờ tối.

Vì sau thời gian này, các chức năng của cơ thể con người dần bắt đầu đi vào trạng thái giảm hoạt động, khả năng tiêu hóa sẽ thấp hơn những thời điểm khác. Nếu tiếp tục ăn sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho đường tiêu hóa. Về lâu dài, tổn thương đối với cơ thể sẽ thực sự nghiêm trọng.

'Canh ba khong tham duc, canh mot khong tham an' nghia la gi?-Hinh-2

Ảnh minh họa: Sohu

Đây cũng là quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, suy cho cùng, các cơ quan nội tạng của con người cũng có giờ làm việc riêng. Nếu bạn ăn quá nhiều vào ban đêm sẽ dễ dàng làm tăng khối lượng công việc cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Cơ thể khi đó khó tiêu hóa chất béo, cholesterol… không chỉ dẫn đến béo phì mà còn dễ gây ra nhiều bệnh tật.

Trên thực tế, câu này hiện tại vẫn có ý nghĩa, đặc biệt đối với những người muốn giảm cân. Tốt nhất là không nên ăn sau 7 giờ tối, vì nhu động dạ dày của con người chậm hơn vào ban đêm. Hơn nữa, tất cả lượng calo ăn vào sẽ được cơ thể hấp thụ và từ từ chuyển hóa thành chất béo, khiến con người ngày càng béo hơn.

Các nghiên cứu liên quan đã chứng minh rằng những người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh cao huyết áp, tim, gan, phổi... cao hơn nhiều so với người có thân hình cân đối.

Thực chất, câu tục ngữ này có một vế nữa, đó là: "Canh năm không sân hận".

Vế ba: Canh năm không sân hận

Theo quan niệm của người Trung Quốc xưa, canh năm (từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng) là lúc gà gáy và bình minh đang đến gần. Sau một đêm nghỉ ngơi, thần nhân tỉnh dậy.

Trong gia đình, phụ nữ chủ yếu đảm nhiệm việc đun nước, nấu nướng, còn đàn ông chủ yếu thay quần áo và ra đồng chuẩn bị cho ngày làm việc mới. Lúc này, năng lượng dương đang dâng cao, các cặp vợ chồng không nên ồn ào, giận dữ để tránh gây ảnh hưởng đến hòa khí gia đình và tâm trạng của từng người trong khi ngày mới đang tới.

'Canh ba khong tham duc, canh mot khong tham an' nghia la gi?-Hinh-3

Ảnh minh họa.

Dưới góc độ khoa học hiện đại ngày nay, quả thực người xưa có lý khi nói “giận dữ có hại cho cơ thể”. Vốn biết rằng, nóng giận là một trong những cách giải tỏa cảm xúc cần thiết đối với con người.

Tuy nhiên, việc thường xuyên nóng giận, căng thẳng có những tác động rất xấu đến sức khỏe con người. Theo các nhà khoa học, tức giận khiến cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, từ đó khiến cho quá trình lưu thông máu trở nên kém đi.

Thư viện Y học Quốc gia Mỹ (NLM) viết rằng, từ xa xưa, con người đã nhận thức được mối liên hệ có hại của sự tức giận với sức khỏe. Phật giáo thực sự coi đây là một trong Tam độc của Tâm trí (Tham - Sân - Si). Trong lĩnh vực tâm lý học, sự tức giận được coi là hành vi gây hại cho sức khỏe.

Việc để cơ thể luôn trong trạng thái nóng giận, căng thẳng thường xuyên sẽ gây ra các tình trạng như xơ vữa động mạch hoặc bệnh tim mạch vành (CHD), cũng như bệnh tiểu đường loại 2...

Như vậy, câu tục ngữ "Canh ba không tham dục, canh một không tham ăn, canh năm không sân hận" của người Trung Quốc xưa đến tận ngày nay vẫn còn hợp lý. Việc điều chỉnh cơ thể sinh hoạt lành mạnh, hợp lý theo các khung giờ có ý nghĩa rất quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.

Ngủ sớm, ngủ đủ, ngủ ngon giấc, ăn uống vừa phải và việc luôn tạo cho mình tâm trạng vui vẻ, yêu đời chính là những liều thuốc tự nhiên nhất giúp con người tránh xa bệnh tật! 

Các cụ đã dặn: “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ“

Các cụ đã dặn: “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”, muốn nhắn nhủ con cháu điều gì.

Khi khoa học chưa phát triển, người xưa sống dựa trên những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn cuộc sống của thế hệ đi trước, có rất nhiều kiêng kỵ được đặt ra mong muốn có một cuộc sống thuận buồm xuôi gió. Các cụ đã dặn: “Nghèo không sửa cửa, giàu không dời mộ”, muốn nhắn nhủ con cháu điều gì?

3 món đồ người giàu ít mua, người nghèo dốc cạn ví để sắm

Người giàu thường không mấy quan tâm đến những món đồ này. Trái lại, người nghèo lại coi đó là ước mơ, cố gắng mua bằng mọi giá.

1. Hàng xa xỉ
Nhìn từ góc độ tâm lý xã hội, những người thích mua hàng xa xỉ thuộc hai dạng tâm lý khác nhau. Đầu tiên, có những người muốn phô trương và làm nổi bật địa vị của mình. Các nhà tâm lý học đã chỉ ra việc thích thể hiện thực sự là một bản năng con người đã phát triển thông qua hành vi cụ thể. Trong xã hội nguyên thủy, khi tài nguyên là khan hiếm, mọi thứ đều dựa vào cạnh tranh.

Đọc nhiều nhất

Tin mới