Căng thẳng Mỹ-Iran leo thang: Phản ứng của quốc tế
(Kiến Thức) - Trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang sau vụ Iran bắn hạ máy bay không người lái (UAV) của Mỹ, nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Pháp và Đức,...đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và kêu gọi các bên kiềm chế.
Thiên An
Theo hãng thông tấn RIA ngày 21/6, trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Iran leo thang, Nga đã bày tỏ quan ngại, đồng thời cáo buộc Washington cố tình châm ngòi căng thẳng nguy hiểm xung quanh vấn đề Iran, đẩy tình hình đến bờ vực chiến tranh.
"Mỹ đang cố tình tạo ra tình huống căng thẳng nguy hiểm xung quanh vấn đề Iran, đẩy tình hình khu vực đến bờ vực chiến tranh", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói, đồng thời kêu gọi chính quyền Mỹ cân nhắc kỹ đến những hậu quả tiềm tàng trong một cuộc xung đột với Iran.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Reuters.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov hối thúc các bên kiềm chế. "Tình hình tại Vùng Vịnh rất căng thẳng. Chúng tôi vô cùng quan ngại về điều đó và sẽ theo dõi tình hình. Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan hết sức kiềm chế", ông Peskov nói.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng kêu gọi sự kiềm chế và tránh leo thang căng thẳng trong khu vực.
"Tôi rất muốn tránh leo thang trong khu vực. Chúng ta cần có một chương trình nghị sự với Iran và các đối tác của chúng ta trong khu vực để tìm ra giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng này. Chúng ta cần tiếp tục 'đóng khung' các hoạt động hạt nhân của Iran, nhưng phải tránh khiến căng thẳng leo thang. Vì vậy, tôi muốn tất cả các bên tham gia bình tĩnh thảo luận", Tổng thống Emmanuel Macron nói.
Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi các bên đối thoại. "Chúng tôi đương nhiên cảm thấy lo ngại và đang tính đến các cuộc đàm phán ngoại giao để tìm ra giải pháp chính trị cho tình hình căng thẳng hiện nay", bà nói.
Thủ tướng Merkel cũng hoan nghênh quyết định hủy lệnh tấn công nhằm vào Iran của Tổng thống Trump tối 20/6.
Phát ngôn viên của Liên Hợp Quốc, Stephane Dujarric, cho hay Tổng thư ký Antonio Guterres rất quan ngại sau sự cố máy bay không người lái của Mỹ bị bắn hạ, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh mọi hành động có thể dẫn đến leo thang căng thẳng tại Vùng Vịnh.
Mời độc giả xem thêm video về máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk (Nguồn: Youtube)
"Tôi không nghĩ rằng căng thẳng leo thang sẽ mang lại lợi ích cho bất kỳ bên nào. Chúng tôi đang tiếp tục trao đổi với Mỹ và các đối tác của chúng tôi về tình hình hiện nay", người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu hôm 21/6.
Như tin tức đã đưa, ngày 19/6, hãng thông tấn Iran đưa tin chiếc máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk của Mỹ đã bị bắn trúng khi bay vào không phận Iran gần quận Kouhmobarak ở tỉnh Hormozgan, phía nam nước này. Về phần mình, Washington khẳng định UAV của họ bị tấn công trong không phận quốc tế.
Vụ việc khiến căng thẳng Mỹ-Iran tiếp tục leo thang và nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự giữa hai nước.
Ngoại trưởng Mỹ nêu 12 điều kiện cho cuộc gặp Mỹ-Iran
Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố gặp vô điều kiện giới lãnh đạo Iran, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nêu các điều kiện đặc biệt cho cuộc gặp này.
Chỉ vài giờ trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã tuyên bố trước các phóng viên rằng, ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Tehran mà “không cần các điều kiện tiên quyết”.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước
(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN.
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik.
Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.
Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos.
52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.
Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.
Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik.
Nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Iran: Hậu quả chết chóc và hủy diệt
(Kiến Thức) - Mối quan hệ Mỹ-Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 và gia tăng trong những ngày gần đây. Giới chuyên gia lo ngại rằng, một cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ dẫn đến hậu quả chết chóc và sự hủy diệt không đo lường được.
Thời gian quan, những động thái gia tăng căng thẳng của hai bên càng khiến dư luận lo ngại về nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Mỹ-Iran bùng phát.
Được biết, mối quan hệ giữa Mỹ và Iran căng thẳng trở lại từ tháng 5/2018 khi Tổng thống Donald Trump bất ngờ tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) và áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất từ trước đến nay nhằm vào Tehran.
(Kiến Thức) - Đập Tam Hiệp của Trung Quốc hiện là đập thủy điện lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện thông tin cho rằng đập này có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào.
(Kiến Thức) - Với chiều cao 270 mét, Ô Đông Đức ở Trung Quốc là một trong những đập thủy điện cao nhất thế giới, thậm chí còn cao hơn cả đập Tam Hiệp (185 mét).
(Kiến Thức) - Trước sức ép lớn do mưa lũ kéo dài ở Trung Quốc, đập Tam Hiệp đã phải nhiều lần mở cửa xả lũ. Gần đây, đồn đoán rằng con đập này đang bị biến dạng lại khiến nhiều người lo lắng.
Hàng nghìn bình đựng tro cốt được chuyển tới các nhà tang lễ Vũ Hán và hàng dài người xếp hàng nhận tro cốt người thân làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực của số ca tử vong vì Covid-19 tại Trung Quốc, một tờ báo Anh đăng tải.
(Kiến Thức) - Lực lượng Taliban đã bắn chết Nazar Mohammad, một diễn viên hài trên TikTok của Afghanistan. Trên đường bị áp giải đến nơi hành quyết, ông Nazar vẫn không ngừng "chọc tức" các tay súng.
(Kiến Thức) - Dưới đây là chiều cao của một số nhà lãnh đạo nổi tiếng thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Thủ tướng Đức Angela Merkel,...được trang Business Insider tiết lộ.
(Kiến Thức) - Bà Lyudmila Putina, vợ cũ của Tổng thống Nga Putin, từng là tiếp viên hàng không của hãng Aeroflot và có thời gian giảng dạy ngôn ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Leningrad.
Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.
Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ hôm qua (10/1) đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California để giải quyết những tác động về sức khỏe từ cháy rừng ở Los Angeles.
Một chuyến bay của hãng hàng không Delta phải sơ tán trên đường băng tại Sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, bang Georgia, Mỹ vì lỗi động cơ giữa bão tuyết. Sự việc khiến nhiều người bị thương.
Thảm họa cháy rừng tại Mỹ đang gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân. Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng tại bang California.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 10/1 bị kết án vì thanh toán tiền “giữ im lặng” cho một nữ diễn viên phim người lớn. Phán quyết này khiến ông trở thành cựu tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết án vì một tội danh.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 cho biết, một cuộc gặp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng ông Trump không nói rõ cuộc gặp sẽ diễn ra vào thời điểm nào.
Gần đây, các cuộc thảo luận trong chính quyền Joe Biden nhấn mạnh việc lên kế hoạch kịch bản chiến lược nhằm đối phó chương trình hạt nhân đang tiến triển của Iran.
Tổ chức giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, hơn 100 chiến binh đã thiệt mạng trong những ngày qua ở miền Bắc Syria, do các cuộc giao tranh giữa các nhóm được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và lực lượng người Kurd ở Syria.
Cơ quan An ninh Liên bang Nga hôm 4/1 cho biết họ đã ngăn chặn một cuộc tấn công lớn tại Yekaterinburg và bắt giữ bốn thiếu niên được cho là đang lên kế hoạch kích nổ một quả bom tại một khu vực đông người.
Hôm 4/1, một đoạn video xuất hiện trên mạng ghi lại khoảnh khắc máy bay không người lái Ukraine nhằm vào cảng biển thương mại Ust-Luga của Nga ở vùng Leningrad.
Hai lá thư do Matthew Livelsberger - nghi phạm vụ ô tô Tesla Cybertruck phát nổ ngoài Khách sạn Quốc tế Trump ngày 1/1 - viết bằng ứng dụng ghi chú trên điện thoại di động phần nào hé lộ động cơ của nghi phạm.
Cảnh sát đã công bố một số bức ảnh gây sốc bên trong chiếc ô tô Cybertruck phát nổ bên ngoài khách sạn quốc tế Trump (Trump International Hotel) ở Las Vegas (Mỹ) vào đúng ngày đầu năm mới 2025.
Ngày 1/1 (giờ địa phương), lực lượng điều tra đã xác định danh tính nghi phạm vụ đâm xe và xả súng kinh hoàng khiến ít nhất 45 người thương vong tại TP. New Orleans, Mỹ, phát hiện nhiều thiết bị nổ và lá cờ của IS.