Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản leo thang xung quanh sự cố radar

Theo hãng tin Yonhap, ngày 17/1, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã triệu Tùy viên quân sự Nhật Bản tại Seoul Tatsuya Watanabe nhằm phản đối việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản triệu Tùy viên quân sự Hàn Quốc Kim Sung-hak tại Tokyo một ngày trước đó liên quan tranh cãi xung quanh sự cố radar trên biển.

Căng thẳng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản leo thang xung quanh sự cố radar
Cang thang giua Han Quoc va Nhat Ban leo thang xung quanh su co radar
Tàu khu trục Gwanggaeto the Great (phía trên) của Hàn Quốc thực hiện nhiệm vụ cứu hộ một tàu Triều Tiên trôi giạt trên Biển Nhật Bản, ngày 20/12/2018. Ảnh (lấy từ video do Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đăng trên Youtube ngày 4/1/2019): Yonhap/TTXVN. 
Trước đó, tại một cuộc họp báo ngày 15/1, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, bà Choi Hyun-soo nói rằng Nhật Bản từ chối cung cấp bằng chứng – dữ liệu tần số radar – nhằm xác minh cáo buộc tàu chiến Hàn Quốc đã hướng radar kiểm soát hỏa lực vào máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ trên biển Nhật Bản ngày 20/12/2018. Quan chức này cho biết thêm giới chức Nhật Bản kêu gọi Hàn Quốc tiết lộ toàn bộ thông tin về radar theo dõi tàu chiến này, mà bà gọi đây là yêu cầu “khiếm nhã và khó chấp nhận”. Theo người phát ngôn Choi, Nhật Bản dường như “phần nào hiểu rằng” tại thời điểm xảy ra sự cố trên, máy bay của nước này bay ở tầm thấp.
Về phần mình, Bộ Quốc phòng tại Tokyo nhấn mạnh giới chức Nhật Bản hoàn toàn không chấp nhận lập trường của Hàn Quốc về tuyên bố máy bay bay ở tầm thấp cũng như nội dung cuộc họp báo “sai lệch”. Bộ này đã triệu ông Kim Sung-hak đến để phản đối. Trong một tin nhắn văn bản, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định nội dung cuộc họp báo trên là “chính xác”.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Hàn Quốc leo thang những tuần gần đây khi hai bên liên tục cáo buộc lẫn nhau trong sự cố radar trên biển Nhật Bản. Ngày 27/12/2018, các quan chức quốc phòng hai nước đã thảo luận trực tuyến về vấn đề này. Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố đoạn video dài khoảng 13 phút do máy bay tuần tra P-1 của Lực lượng Phòng vệ trên biển nước này ghi lại, cho rằng máy bay P-1 bị tàu chiến của Hải quân Hàn Quốc khóa mục tiêu bằng radar kiểm soát hỏa lực ít nhất 2 lần.
Seoul đã bác bỏ thông tin trên và khẳng định tàu khu trục của Hàn Quốc ngày 20/12/2018 đang trong tình huống khẩn cấp để cứu hộ một tàu cá Triều Tiên trôi giạt trên Biển Nhật Bản. Theo phía Hàn Quốc, tàu này đã sử dụng camera quang học và không điều khiển radar. Ngày 4/1 vừa qua, Hàn Quốc cũng công bố đoạn video về vụ việc, theo đó yêu cầu "Nhật Bản phải ngừng bóp méo sự thật" và xin lỗi các tàu Hàn Quốc đang thực hiện sứ mệnh cứu hộ nhân đạo về hành động bay ở tầm thấp của máy bay Nhật Bản. Ngày 14/1, hai nước đã khởi động các cuộc đàm phán cấp chuyên viên tại Singapore để thảo luận vấn đề trên.

Ngưng tập trận với Hàn Quốc, Mỹ tiết kiệm được bao nhiêu tiền?

Ngay sau khi dừng các hoạt động quân sự chung với Hàn Quốc, nước Mỹ sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền từ các cuộc tập trận "vô thưởng, vô phạt" tại bán đảo Triều Tiên.

Ngưng tập trận với Hàn Quốc, Mỹ tiết kiệm được bao nhiêu tiền?
Mỹ có thể sẽ tiết kiệm hàng chục triệu USD khi ngừng tập trận với Hàn Quốc. Đây cũng là một trong những lý do Tổng thống Trump tuyên bố chấm dứt “trò chơi chiến tranh” vì nó quá đắt đỏ.

Tại sao Tổng thống Trump bất ngờ gia hạn trừng phạt Triều Tiên?

Sau diễn biến hạ nhiệt tích cực với Triều Tiên vừa qua, Mỹ ngày 23/6 đã gia hạn trừng phạt Bình Nhưỡng vì mối đe dọa vũ khí hạt nhân "bất thường".

Tại sao Tổng thống Trump bất ngờ gia hạn trừng phạt Triều Tiên?
Triều Tiên-“Mối đe dọa bất thường với Mỹ”

Tàu chiến Hàn Quốc-Triều Tiên nối lại liên lạc vô tuyến sau 10 năm

Sau 10 năm lần đầu tiên lực lượng hải quân của Hàn Quốc và Triều Tiên nối lại kênh liên lạc vô tuyến nhằm điều phối các hành động và ngăn chặn sự cố ngoài ý muốn.

Tàu chiến Hàn Quốc-Triều Tiên nối lại liên lạc vô tuyến sau 10 năm
Ngày 1/7 tờ Yonhap dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho hay hải quân hai nước đã nối lại liên lạc vô tuyến sau 10 năm bị gián đoạn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.