Căng thẳng biên giới Trung-Ấn: Xe tăng hai bên sẵn sàng khai hỏa

Biên giới Ấn Độ-Trung Quốc lại gia tăng căng thẳng. Hai bên đã điều xe tăng tới các vị trí có thể khai hỏa vào đối phương vào bất cứ lúc nào.

Tình hình tại biên giới Trung-Ấn hiện đang ‘tăng nhiệt’ trong cuộc đối đầu thứ hai giữa binh lính hai nước trong vòng 3 tháng qua.
Các thông tin mới nhất cho biết, quân đội Ấn - Trung đã triển khai xe tăng tới các vị trí có thể khai hỏa bất cứ lúc nào. Trong khi đó, quan chức hai bên tiếp tục đổ lỗi cho nhau đã tiến hành xâm nhập lãnh thổ và có hành động khiêu khích trước.
Cang thang bien gioi Trung-An: Xe tang hai ben san sang khai hoa
 Quân đội Ấn Độ di chuyển binh lính tới thị trấn Leh gần biên giới với Trung Quốc ngày 31/8 Ảnh: ANI.
Các nguồn tin Ấn Độ cho biết tình hình tại khu vực bờ Nam hồ Pangong, gần Chushul tại Đông Ladakh đang có những diễn biến mới sau vụ đụng độ giữa binh lính Ấn Độ - Trung Quốc đêm thứ Bảy, rạng sáng Chủ nhật tuần trước. Các xe tăng của hai bên đã được điều động tới vị trí có thể khai hỏa vào đối phương bất cứ lúc nào. Cụ thể, các phương tiện chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc hiện đang có mặt tại chân núi Kala Top, nơi phía Ấn Độ đang nắm quyền kiểm soát. Ấn Độ cũng đã điều binh lính và các loại vũ khí tới đây để ngăn chặn ý đồ di chuyển của binh lính Trung Quốc.
Phương tiện vũ khí hạng nặng của hai bên đều nằm trong tầm bắn của nhau. Động thái này diễn ra khi mà các cuộc đàm phán mới nhất giữa quân đội hai nước vẫn đang diễn ra. Các cuộc đàm phán ở cấp chỉ huy Lữ đoàn giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã bắt đầu lúc 9h sáng nay tại địa điểm Moldo, nằm trên đường Kiểm soát Thực tế (LAC) nhằm hạ nhiệt nguy cơ nổ ra giao tranh.
Trong sáng nay, Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Ajit Dovan cũng đã có cuộc họp với các quan chức cấp cao nhằm đánh giá tình hình tại khu vực biên giới trong cuộc đối đầu mới nhất với phía Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng sẽ chủ trì một cuộc làm việc khác để bàn về kế hoạch xử lý va chạm tại biên giới.
Trước đó, Ấn Độ đã tố cáo phía Trung Quốc đang cố gắng đưa binh lính xâm nhập khu vực lãnh thổ do New Delhi kiểm soát tại bờ Nam của hồ Pangong ở Đông Ladakh cuối tuần qua. Hành động của quân đội Trung Quốc được cho là đã vi phạm các đồng thuận trước đó trong các cuộc tiếp xúc ngoại giao và quốc phòng giữa hai nước để giải quyết tình trạng đối đầu kéo dài từ tháng 4, đồng thời nỗ lực làm thay đổi nguyên trạng tại thực địa.
Trong khi đó, phía Trung Quốc tiếp tục cho rằng binh lính Ấn Độ chính là bên xâm nhập lãnh thổ của Trung Quốc trước, đồng thời có các hành động khiêu khích trước. Đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ hôm nay ra một tuyên bố cho rằng quân đội Ấn Độ đã vi phạm các thỏa thuận trước đó trong các cuộc tiếp xúc và đàm phán ở nhiều cấp khác nhau giữa hai nước. Trung Quốc khẳng định binh lính Ấn Độ đã di chuyển bất hợp pháp qua đường LAC tại bờ Nam hồ Pangong và gần đèo Reqin ở phía Tây biên giới Trung - Ấn, đồng thời có ‘những hành động khiêu khích rõ ràng’.

Biên giới Trung - Ấn “nóng” trở lại, vì sao?

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ bất ngờ "tăng nhiệt" những ngày qua sau vụ ẩu đả giữa binh sĩ hai nước tại khu vực gần Đường kiểm soát thực tế (LAC).

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?
 Vụ đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, gần Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Các binh sĩ Ấn Độ (phải) và Trung Quốc (trái) tại khu vực biên giới. Ảnh: HT. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-2
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và ẩu đả khiến nhiều người bị thương. “4 lính Ấn Độ và 7 lính Trung Quốc bị thương trong cuộc đụng độ liên quan tới khoảng 150 binh sĩ của cả hai bên”, Hindustan Times dẫn một nguồn tin từ Quân đội Ấn Độ cho hay. Ảnh: Sputnik.   

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-3
 Quân đội Ấn Độ ra thông cáo cho biết vụ đụng độ xảy ra giữa lực lượng biên phòng hai bên vì tranh chấp biên giới chưa được giải quyết. Tờ Hindustan Times đưa tin, cuộc xung đột sau đó được giải quyết ở cấp địa phương. Ảnh: TA.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-4
 Trên thực tế, căng thẳng ở vùng biên giới Ấn Độ và Trung Quốc vẫn âm ỉ lâu nay, kể từ cuộc chiến tranh năm 1962. Tuy nhiên, sự việc xảy ra ngày 9/5 vừa qua là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm. Ảnh: Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới. Ảnh: NN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-5
 Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Cao nguyên Doklam, sau khi Trung Quốc điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới để xây dựng một con đường vào nơi có tranh chấp chủ quyền với Bhutan - đồng minh thân cận của Ấn Độ - vào tháng 6/2017. Ảnh: BBC. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-6
Đến ngày 15/8/2017, các nguồn tin Ấn Độ cho biết, đụng độ giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra ở phía tây dãy Himalaya, khi binh sĩ Ấn Độ nỗ lực ngăn chặn một nhóm lính Trung Quốc cầm theo gậy sắt và đá, đi vào khu vực Ladakh, gần hồ Pangong của Ấn Độ. Ảnh cắt từ clip. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-7
 Cuộc xô xát khi đó đã khiến binh sĩ cả hai bên bị thương nhẹ. Ảnh: Binh sĩ Quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Economic Times.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ sau đó liên tục cáo buộc binh sĩ của đối phương xâm nhập lãnh thổ của nhau và đưa ra những tuyên bố cứng rắn buộc nước kia phải rút quân vô điều kiện để giải quyết tình trạng đối đầu. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ nói chuyện với binh sĩ Trung Quốc tại đèo Nathu La ở biên giới giữa hai nước. Ảnh: Reuters.

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-9
 Căng thẳng giữa hai nước "hạ nhiệt" vào cuối tháng 8/2017 sau khi hai bên đồng ý rút binh sĩ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ. Ảnh: TTXVN. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-10
Tuy nhiên, sau sự kiện đối đầu ở khu vực biên giới Doklam kết thúc hồi tháng 8/2017, đầu năm 2018 có tin hai nước Trung-Ấn lại xảy ra xung đột ngắn ở bang Arunachal Pradesh. Ảnh: Khu vực biên giới Ấn Độ-Trung Quốc. Ảnh: btvin.com. 

Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-11
 Tháng 9/2019, Sputnik đưa tin, Quân đội Trung Quốc và Ấn Độ "đối đầu" tại bờ bắc hồ Pangong Tso thuộc khu vực Ladakh nhưng sau đó hai bên đã rời đi sau đối thoại. “Có một vụ đối đầu giữa quân đội hai bên nhưng kết thúc sau đối thoại cấp phái đoàn”, theo thông cáo của Quân đội Ấn Độ. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.
Bien gioi Trung - An “nong” tro lai, vi sao?-Hinh-12
 Thông cáo của Quân đội Ấn Độ nói thêm rằng các sự cố như vậy xảy ra do quan điểm khác nhau về Đường kiểm soát thực tế (LAC) phân định ranh giới giữa lãnh thổ do hai bên kiểm soát. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ tại khu vực biên giới hai nước. Ảnh: AP.

Động cơ phía sau vụ đụng độ đẫm máu ở biên giới Trung - Ấn

Ấn - Trung thường va chạm ở biên giới nhưng chưa từng nổ súng trong hơn 40 năm qua. Cuộc đụng độ mới nhất, khiến ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng, đã khiến nhiều người bất ngờ.
 
 

"Chuyện có vẻ rất xấu, rất tệ", nhà phân tích an ninh Vipin Narang nói với BBC về cuộc đụng độ chết người giữa binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc ở Ladakh vào tối 15/6.

Cuộc va chạm nghiêm trọng nhất trong gần nửa thế kỷ đã khiến 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng. Ấn Độ nói cả hai bên đều chịu thương vong tuy nhiên Trung Quốc chưa xác định thiệt hại bên phía họ.

"Một khi xảy ra thương vong, việc giữ mọi thứ yên ắng trở nên khó khăn với cả hai bên. Giờ đây, áp lực từ công chúng cũng là biến số", tiến sĩ Narang, giảng dạy về an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, nói.

"Quy mô, phạm vi và sự gia tăng áp lực ở biên giới dường như chưa từng có", ông nhận định.

Dong co phia sau vu dung do dam mau o bien gioi Trung - An
Ấn Độ và Trung Quốc đã nhiều năm đối đầu ở biên giới. Ảnh: Reuters.Leo thang bất thường 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.