Căng thẳng Biển Đông, Mỹ để lại 9 chiến đấu cơ ở Philippines

(Kiến Thức) - Sau cuộc tập trận Balikatan kéo dài 10 ngày, Mỹ sẽ để lại 9 chiến đấu cơ tại Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc thủ đô Manila.

Căng thẳng Biển Đông, Mỹ để lại 9 chiến đấu cơ ở Philippines
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Carter hôm 14/4 cho biết 5 máy bay tấn công mặt đất A-10, 3 trực thăng H-60G và một máy bay phục vụ biệt kích MC-130H là các chiến đấu cơ sẽ được để lại ở Căn cứ Không quân Clark ở phía bắc Manila, cùng 300 nhân viên phi hành đoàn.
Theo VOA, động thái này để đối trọng với vụ Trung Quốc chiếm giữ bãi cạn Scarborough từ tay của Philippines vào năm 2012, vi phạm vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines. Bãi cạn Scarborough ở Biển Đông chỉ cách Philippines khoảng 233 cây số về phía tây...
Cang thang Bien Dong, My de lai 9 chien dau co o Philippines
Máy bay tấn công mặt đất A-10 là vũ khí hoàn hảo để Lầu Năm Góc triển khai ở miền bắc Philippines, gần với bãi cạn Scarborough. Ảnh  wikipedia.org
Máy bay tấn công mặt đất A-10 là vũ khí hoàn hảo để Lầu Năm Góc triển khai ở miền bắc Philippines, gần với bãi cạn Scarborough. Loại A-10C đã được nâng cấp với công nghệ và vũ khí mới sẽ là mối đe dọa to lớn với bất cứ hành động khiêu khích nào mới của Trung Quốc đối với các vùng lãnh thổ ở Biển Đông, nơi Trung Quốc có nhiều tranh chấp chủ yếu với Việt Nam và Philippines. Ngoài ra, loại phi cơ này còn có năng lực tấn công mà Mỹ và Philippines cần trong trường hợp có chiến sự ở khu vực cũng như cho việc lấy lại Scarborough.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Carter được đưa ra sau khi ông hủy bỏ chuyến thăm Bắc Kinh đã có trong kế hoạch giữa lúc Mỹ ngày càng quan ngại về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo và quân sự hóa ở Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói ông hy vọng động thái triển khai các máy bay quân sự của Mỹ nói trên sẽ “ngăn ngừa các hành động không mong muốn của Trung Quốc”. Tháng trước, Philippines nói sẽ dành cho Mỹ sử dụng 5 căn cứ quân sự theo các điều khoản của một thỏa thuận quốc phòng mới được ký năm 2014.
Cang thang Bien Dong, My de lai 9 chien dau co o Philippines-Hinh-2
Tàu sân bay USS John C. Stennis. Ảnh wikipedia.org 
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cũng đã lên thăm tàu sân bay USS John C. Stennis đi ngang qua Biển Đông. Đây là lần thứ hai ông thực hiện một chuyến thăm như vậy kể từ tháng 11/2015.
Chuyến thăm của ông có mục đích nhấn mạnh vào cam kết của Mỹ đối với an ninh ở khu vực, nơi Trung Quốc đang có xung đột với Philippines và một số nước khác vì tranh chấp chủ quyền.
Hôm 15/4, phát biểu tại lễ bế mạc cuộc tập trận quân sự chung với Philippines, ông Carter nói về tầm quan trọng của an ninh ở Biển Đông: “Về khu vực này, người ta nói an ninh giống như ôxy...Khi không có đủ ôxy, chúng ta sẽ không thể nghĩ về điều gì khác. Tại châu Á-Thái Bình Dương này, thông qua các cuộc tập trận như Balikatan (Vai kề vai) và các hoạt động thực tế, tất các các bạn - người Mỹ và Philippines, binh sỹ, thủy thủ, phi công và thủy quân lục chiến - là người cung cấp nguồn ôxy đó”.
Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Carter cũng nói: “Với mỗi cuộc tập trận Balikatan, mỗi chuyến tuần dương của tàu sân bay USS Stennis và mỗi hiệp định quốc phòng mới, chúng ta lại tăng cường thêm cho mạng lưới an ninh của khu vực. Đây là mạng lưới hòa bình, có nguyên tắc...là điều mà Mỹ ủng hộ và kề vai sát cánh”.

Video Mỹ điều tàu chiến đi vào vùng biển sát các "đảo nhân tạo" mà Trung Quốc bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa, Biển Đông. (Nguồn VTC):

“Mắt thần” của Mỹ - Philippines giám sát TQ trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Theo Asia Times, căn cứ Oyster đang được xây dựng cách quần đảo Trường Sa 150 km sẽ là "mắt thần" của Mỹ, Philippines để giám sát Trung Quốc trên Biển Đông.

“Mắt thần” của Mỹ - Philippines giám sát TQ trên Biển Đông
Subic thứ hai

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần

(Kiến Thức) - Vấn đề Biển Đông đã trở thành vấn đề quân sự lẫn quốc tế và tình hình  ở vùng biển trọng yếu này sẽ không hề lắng dịu  trong tương lai gần.

Tình hình Biển Đông không “lắng dịu” trong tương lai gần
Bất chấp sự phản đối của Trung Quốc, vấn đề Biển Đông vẫn là chủ đề hàng đầu và trọng tâm  của Diễn đàn Anh ninh Khu vực (ARF) ở Kuala Lumpur. 
Tinh hinh Bien Dong khong “lang diu” trong tuong lai gan
Biển Đông sẽ không còn yên bình như trước. 
Bên cạnh những lời chỉ trích hoạt động hút cát đắp đảo nhân tạo “thay đổi nguyên trạng” của Trung Quốc ở vùng biển quần đảo Trường Sa, Mỹ và Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho nhau về quân sự hóa Biển Đông. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn phản đối một cách vô ích việc quốc tế hóa Biển Đông, thông qua sự tham gia của các nước không  phải là thành viên ASEAN.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông đầu năm 2016

(Kiến Thức) - Mới đầu năm 2016, Trung Quốc đã khuấy động Biển Đông bằng vụ thử nghiệm hạ cánh máy bay dân dụng xuống đường băng Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc khuấy động Biển Đông đầu năm 2016
Theo giới phân tích, vụ máy bay dân dụng Trung Quốc hạ cánh lần đầu tiên xuống đường băng trên “đảo nhân tạo” Đá Chữ Thập mà Bắc Kinh bồi đắp trái phép ở Quần đảo Trường Sa của Việt Nam báo hiệu những lần hạ cánh tiếp theo của máy bay quân sự.
Trung Quoc khuay dong Bien Dong dau nam 2016
Đường băng dài 3.000 mét trên "đảo nhân tạo" Đá Chữ Thập cho phép tất cả các loại máy bay quân sự của Trung Quốc hạ, cất cánh.
Sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp có thể dẫn đến việc Bắc Kinh thiết lập một Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở đây, làm gia tăng căng thẳng với các cũng tuyên bố chủ quyền Biển Đông và Mỹ. Hành động của Trung Quốc đang biến Biển Đông thành một trong những khu vực bất ổn nhất thế giới.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.