Cảng Phước An liên tiếp “trắng” doanh thu, sao vẫn tăng vốn?

Không có doanh thu do dự án đang trong quá trình đầu tư, chi phí phát sinh khiến Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An tiếp tục báo lỗ sau thuế gần 6,8 tỷ đồng trong năm 2023.

Báo cáo tài chính quý IV/2023 của Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An (mã: PAP) được công bố tiếp tục cho thấy số 0 “tròn trĩnh” trong doanh thu suốt năm 2023 vừa qua.
Cụ thể, quý IV/2023, Cảng Phước An vẫn giữ nguyên tình trạng không có doanh thu và chỉ ghi nhận khoản chi phí quản lý doanh nghiệp hơn 1,84 tỷ đồng, giảm 22% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lỗ sau thuế của công ty trong quý, trong khi cùng kỳ lãi hơn 1 tỷ đồng.
Không chỉ không có doanh thu hoạt động kinh doanh, Cảng Phước An cũng không ghi nhận bất kỳ doanh thu tài chính nào trong năm 2023, trong khi cùng kỳ năm trước doanh thu tài chính vẫn được ghi nhận hơn 3,3 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2023, Cảng Phước An tiếp tục "trắng” doanh thu và báo lỗ sau thuế gần 6,8 tỷ đồng (năm 2022 lỗ gần 6 tỷ đồng), nâng mức lỗ lũy kế lên gần 14 tỷ đồng. Như vậy, kể từ năm 2017, đến nay đã là năm thứ 7 doanh nghiệp này không có doanh thu.
Giải thích về tình trạng “trắng” doanh thu, Cảng Phước An cho biết công ty là doanh nghiệp dự án, hiện đang trong quá trình đầu tư, chưa đi vào hoạt động, do đó chưa có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, công ty vẫn phải chi trả các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tư vấn và quản lý dự án, dẫn đến lỗ như đề cập ở trên.
Trước đó, trong quý III/2023, Cảng Phước An cũng không ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 1,66 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 4,63 tỷ đồng. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2023, Cảng Phước An tiếp tục không ghi nhận doanh thu và lỗ 4,96 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 6,07 tỷ đồng.
Cang Phuoc An lien tiep “trang” doanh thu, sao van tang von?
 Dự án Cảng Phước An. Ảnh: Internet.
Trên bảng cân đối kế toán, tại thời điểm cuối năm 2023, tổng tài sản của Cảng Phước An ghi nhận hơn 4.436 tỷ đồng, tăng mạnh 40% so với đầu năm. Trong đó, chiếm phần lớn là chi phí xây dựng cơ bản dở dang với 3.889 tỷ đồng, tăng 63%, đây là khoản chi phí phát sinh liên quan đến dự án cảng Phước An. Ngược lại, lượng tiền mặt của Cảng Phước An lại giảm mạnh 84%, xuống còn hơn 103 tỷ đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn tăng vọt gấp 5,6 lần lên 430 tỷ đồng do tăng mạnh trả trước cho người bán ngắn hạn.
Về phía nguồn vốn, tổng nợ phải trả của Cảng Phước An tại ngày 30/12/2023 ở mức hơn 2.347 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần đầu năm, trong đó doanh nghiệp phát sinh nợ vay tài chính gần 1.271 tỷ đồng, trong khi đầu năm không ghi nhận vay bất kỳ khoản nào.
Cảng Phước An tăng vốn thế nào?
Theo giới thiệu tại website doanh nghiệp, Công ty CP Dầu khí Đầu tư Khai thác Cảng Phước An được thành lập vào ngày 29/4/2008 để thực hiện việc đầu tư và khai thác Cảng tổng hợp Phước An theo thỏa thuận hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và tỉnh Đồng Nai. Doanh nghiệp có địa chỉ trụ sở chính tại Khu dịch vụ hậu cần Cảng Phước An, ấp Bà Trường, xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ngành nghề kinh doanh chính là hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy: Khai thác cảng và khu hậu cần.
Hiện, Cảng Phước An có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng, trong đó PVN nắm 79,54% vốn, còn Tổng Công ty Phát triển Khu Công nghiệp (Sonadezi) sở hữu 17,05%, còn lại các cá nhân 3,41%.
Theo tìm hiểu, trước khi niêm yết trên sàn UPCoM (ngày 14/7/2021), Cảng Phước An đã 3 lần tăng vốn từ 440 tỷ đồng lên 1.500 tỷ đồng. Trong lần tăng vốn gần đây nhất, Cảng Phước An đã tăng vốn từ 1.500 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, công ty tiếp tục thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 2.380 tỷ đồng.
Gần nhất, ngày 26/12/2023, Cảng Phước An đã có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội về việc thay đổi phương án sử dụng vốn/số tiền thu được từ đợt chào bán/phát hành 50 triệu cổ phiếu với mệnh giá 10.000 đồng/cp để huy động 580 tỷ đồng cho dự án Cảng Phước An và Khu dịch vụ hậu cần cảng. Theo đó, phương án sử dụng vốn huy động được thay đổi điều chỉnh là để thanh toán chi phí liên quan đến 16 gói thầu (so với trước đó là 10 gói thầu) thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu phân kỳ 1 dự án Cảng Phước An và Khu dịch vụ hậu cần cảng. Đồng thời, thanh toán chi phí quản lý dự án, bổ sung vốn lưu động của công ty.
Liên quan đến dự án cảng Phước An và Khu dịch vụ hậu cần cảng (Logistics) đang thực hiện, HĐQT Cảng Phước An ngày 12/01/2024 đã có quyết định bổ sung thêm gói thầu cung cấp, lắp đặt xe quét đường vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu phân kỳ 1 của dự án. Gói thầu bao gồm mua 1 xe quét đường với giá trị hơn 1,4 tỷ đồng, trong đó dự phòng gần 60 triệu đồng. Công ty sẽ bắt đầu lựa chọn nhà thầu trong quý I/2024 và sẽ triển khai hợp đồng trong vòng 3 tháng kể từ ngày ký kết.

Lật hồ sơ Tập đoàn Hoành Sơn bị phạt vì mua “chui” cổ phiếu SRC

Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn được thành lập bởi ông Phạm Hoành Sơn, hiện có 5 công ty con, với gần 2.000 lao động, quy mô vốn lên tới 25.000 tỷ đồng.

Lật hồ sơ Tập đoàn Hoành Sơn bị phạt vì mua “chui” cổ phiếu SRC
Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ra các quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn số tiền 110 triệu đồng vì đã có hành vi vi phạm hành chính không báo cáo về việc dự kiến giao dịch trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tìm hiểu của PV, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn được thành lập bởi ông Phạm Hoành Sơn vào năm 2001, có địa chỉ tại tổ dân phố Thuận Minh, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Phước An

Tháng 9/2022, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ khởi công xây dựng cầu Phước An - kết nối đường liên cảng Cái Mép - Thị Vải với tỉnh Đồng Nai và hệ thống đường cao tốc trong khu vực.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chuẩn bị khởi công xây dựng cầu Phước An

Dự án cầu Phước An có tổng chiều dài 4,3km, bao gồm phần cầu vượt sông Thị Vải dài 3,5km; đường dẫn trên tuyến 248m; đường dẫn kết nối với đường xuống cảng Phước An dài khoảng 605m và hoàn chỉnh phạm vi nút giao với đường vào cảng Phước An. Phần cầu dẫn có chiều rộng 23,5m, cầu chính rộng 27m. Tổng mức đầu tư 4.879 tỉ đồng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Nguyễn Công Vinh cho biết, theo kế hoạch cầu Phước An sẽ được khởi công vào tháng 9/2022. Đây là lộ trình đã được chỉ đạo xác định và quyết tâm thực hiện.

NĐT nào làm cụm cảng, quốc lộ hơn 3.400 tỷ tại Quảng Trị?

Liên danh Tập đoàn Hoành Sơn - Nhà máy điện Xekong đã đề xuất đầu tư dự án Quốc lộ 15D đi qua 2 huyện Hải Lăng và Đakrông với tổng mức đầu tư trên 3.433 tỷ đồng.

NĐT nào làm cụm cảng, quốc lộ hơn 3.400 tỷ tại Quảng Trị?
UBND tỉnh Quảng Trị mới đây đã có buổi làm việc với liên danh Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn – Công ty TNHH Nhà máy điện Xekong để nghe báo cáo nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng Quốc lộ 15D từ cửa khẩu quốc tế La Lay đến cảng Mỹ Thủy và đầu tư xây dựng cụm cảng Mỹ Thủy cùng khu dịch vụ hậu cần cảng.
Dự án Quốc lộ 15D đi qua 2 huyện Hải Lăng và Đakrông với tổng mức đầu tư trên 3.433 tỷ đồng. Dự kiến dự án sẽ hình thành tuyến đường song song với Hành lang kinh tế Đông – Tây, tăng cường giao thương hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế La Lay, kết nối khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với khu vực Nam Lào, Đông Thái Lan và hình thành tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia.
Cùng đó, dự án sẽ tạo ra tuyến đường kết nối đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông với Quốc lộ 1, Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tạo điều kiện thuận lợi cho các phương tiện tiếp cận và lưu thông trên đường cao tốc. Đồng thời, dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng – an ninh, đáp ứng nhu cầu giao lưu, hợp tác thương mại, xuất nhập khẩu.
Dự án được chia làm 3 đoạn. Trong đó, đoạn 1, từ Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài gần 8km; đoạn 2, từ đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 34km; đoạn 3, từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến Cửa khẩu quốc tế La Lay dài hơn 11km.
Quy hoạch phân khu xây dựng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị giai đoạn 1 tỷ lệ 1/2.000 được UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt vào năm 2017. Trong đó Khu dịch vụ hậu cần cảng, hỗ trợ phát triển cảng biển (logistics) với diện tích quy hoạch toàn khu là 119ha.
Theo quy hoạch chi tiết, khu bến cảng Mỹ Thủy được xác định là khu bến cảng chuyên dùng phục vụ khu công nghiệp phát triển có điều kiện. Quy mô và tiến trình phát triển phù hợp với nhu cầu thị trường, khả năng huy động vốn của chủ đầu tư, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng kết nối đến cảng.
Tại buổi làm việc, liên danh Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn – Công ty TNHH Nhà máy điện Xekong đã đề xuất ý tưởng đầu tư xây dựng hệ thống cầu cảng để thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc xếp hàng hóa…
NDT nao lam cum cang, quoc lo hon 3.400 ty tai Quang Tri?
NĐT nào muốn làm đường quốc lộ hơn 3.400 tỷ tại Quảng Trị? (ảnh minh họa: Internet). 
Theo dữ liệu tại Cổng đăng ký thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho biết, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn có địa chỉ trụ sở chính đóng tại tổ dân phố Thuận Minh, phường Đức Thuận, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Công ty được thành lập ngày 19/1/2001 do ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch HĐQT công ty làm người đại diện pháp luật. Công ty hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực như: Thương mại xi-măng, quặng; xây dựng và đầu tư; dịch vụ đường biển; khai thác tàu biển, các tuyến vận tải hàng hóa đường bộ từ các nước lân cận như Lào, Indonesia; khai thác đá, cát, sỏi, đất sét; sản xuất phân bón; điện mặt trời...
Trong lịch sử đấu thầu của mình, Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn được công bố đã tham gia 5 gói thầu, trong đó trúng 5 gói, trượt 0 gói, với tổng giá trị trúng thầu là 1.379 tỷ đồng. Tỷ lệ trung bình giá trúng thầu so với giá dự toán đạt 85,22%. Trong đó, 2 gói thầu có giá trị lớn nhất mà Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn tham gia đấu thầu và trúng thầu gồm: Gói thầu Cung cấp than nhập khẩu phục vụ chạy thử, nghiệm thu Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 mở rộng (giá trúng thầu là 605,1 tỷ đồng); gói thầu Cung cấp than có thông số chất bốc thấp phục vụ sản xuất Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 năm 2021, đợt 1 (giá trúng thầu là 571.998 tỷ đồng).
Một số dự án mà Hoành Sơn đã và đang thực hiện như: Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng 4.415 tỷ đồng; cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn 1.410 tỷ đồng; nhà máy Bia Hà Nội – Nghệ Tĩnh 1.200 tỷ đồng; nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên 1.458 tỷ đồng. Ngoài ra còn có các như: Dự án cảng Phước An (tỉnh Đồng Nai) dự án Cảng tổng hợp quốc tế tại Vũng Áng, trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê tại TP Hà Tĩnh, Trung tâm thương mại phường Hưng Dũng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An…
Tuy nhiên, có nhiều dự án của Hoành Sơn qua nhiều năm vẫn dở dang như: Dự án cảng Phước An; dự án cảng tổng hợp quốc tế tại Vũng Áng; trung tâm thương mại, dịch vụ, văn phòng cho thuê tại TP Hà Tĩnh; trung tâm thương mại phường Hưng Dũng, TP Vinh, tỉnh Nghệ An. Trong đó, dự án cảng Phước An (Đồng Nai) có tổng vốn đầu tư 17.571,36 tỷ đồng do Công ty TNHH MTV Hoành Sơn (công ty con của Tập đoàn Hoành Sơn), được triển khai từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Còn dự án cảng tổng hợp quốc tế Hoành Sơn thuộc cảng Vũng Áng, Hà Tĩnh đã khởi công xây dựng từ tháng 10/2016. Dự án có tổng mức đầu tư 1.489 tỷ đồng, sau hơn 5 năm triển khai, 2 lần gia hạn tiến độ, đến nay công trình vẫn ngổn ngang, nhiều hạng mục chưa thể hoàn thành đưa vào sử dụng…
Về “đối tác” liên danh với Công ty CP Tập đoàn Hoành Sơn muốn đầu tư dự án tại Quảng Trị là Công ty TNHH Nhà máy điện Xekong. Đây là một công ty thuộc Tập đoàn Phonesack - nước CHDCND Lào, có thế mạnh trong lĩnh vực khai khoáng và thuỷ điện.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.