Cẩn trọng nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột khi trẻ từ môi trường nóng ra môi trường lạnh (hoặc ngược lại) có thể khiến cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi, dẫn đến sốc nhiệt.

Các bác sĩ Bệnh Viện Sản Nhi Tỉnh Phú Thọ cho biết, sốc nhiệt có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể, đây là một tình trạng cấp cứu cần xử trí nhanh và kịp thời nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sốc nhiệt 

- Triệu chứng sốc nhiệt thường gặp là nhức đầu, vã nhiều mồ hôi, mặt đỏ gay, lừ đừ, mệt, khó thở, có khi chuột rút, đau bụng, nôn mửa, người bứt rứt.
- Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, sốt cao 40 độ C đến 41 độ C, mạch nhanh, sắc mặt chuyển qua tái nhợt.
- Khi bị nặng sẽ rơi vào ngất xỉu, mê sảng, co giật, hôn mê, trụy mạch và dễ tử vong.
Can trong nguy co soc nhiet khi dung dieu hoa o tre nho
Nắng nóng, cẩn trọng nguy cơ sốc nhiệt khi dùng điều hòa ở trẻ nhỏ

Cần làm gì khi trẻ bị sốc nhiệt? 

- Đưa trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát.
- Nới rộng quần áo hoặc cởi bỏ bớt, quạt cho trẻ.
- Dùng khăn tẩm nước mát lạnh, đắp vùng trán, gáy, nách, lau khắp người để làm hạ thân nhiệt, có thể kèm quạt mát để thoát nhiệt, tản nhiệt dễ dàng hơn. Theo dõi cho đến khi thân nhiệt hạ xuống dưới 38 độ C.
- Cho uống nhiều nước để bù các chất điện giải, như: nước chín, nước lọc, nước Oresol.
Tránh nguy cơ sốc nhiệt ở trẻ khi dùng điều hòa các gia đình nên:
- Duy trì nhiệt độ phòng hợp lý, các bậc phụ huynh chú ý nhiệt độ phòng không nên quá chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng cho trẻ thường là 26-32 độ C.
- Điều hòa cũng nên được bố trí ở vị trí cao, điều chỉnh luồng gió đều, không để chế độ chạy thẳng một góc trực tiếp hướng về phía của trẻ..
- Các bậc phụ huynh nên mở cửa trước đó 3 phút (hoặc tắt máy lạnh), cho con vui chơi ở gần đó và quen dần với luồng không khí nóng bên ngoài mới để con ra hẳn khỏi phòng.
- Khi trẻ mới ở ngoài về, cha mẹ nên lau sạch mồ hôi và để trẻ nghỉ ngơi khoảng 3 phút ở nhiệt độ phòng trước khi bật điều hòa.

Cách chăm sóc người cao tuổi tránh sốc nhiệt, đột quỵ vì nắng nóng

Trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, người cao tuổi là đối tượng dễ bị sốc nhiệt, đột quỵ nên cần đặc biệt chú ý.

Cách chăm sóc người cao tuổi tránh sốc nhiệt, đột quỵ vì nắng nóng
Thời tiết nắng nóng, đột quỵ do sốc nhiệt ở người cao tuổi là mối nguy có thể đe dọa đến tính mạng. Cơ thể của người già ít nhạy cảm hơn với sự thay đổi của nhiệt độ và cũng không thể điều chỉnh. Do vậy, người cao tuổi thậm chí có thể không nhận thấy rằng họ đang quá nóng, cho tới khi đổ bệnh.
Trang Dailycaring đã đưa ra một số lời khuyên khi chăm sóc người cao tuổi để ngăn ngừa tình trạng sốc nhiệt xảy ra ở nhóm người này trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm.

Loại nước “khắc tinh” với sốc nhiệt do nắng nóng nên bổ sung

Để giữ nước, phòng ngừa sốc nhiệt do nắng nóng, các chuyên gia y tế khuyên dùng những loại nước sau.

Loại nước “khắc tinh” với sốc nhiệt do nắng nóng nên bổ sung
Sống trong điều kiện khí hậu nóng ẩm luôn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nắng nóng cho cả người lớn và trẻ em. Những căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn đó bao gồm mất nước, kiệt sức vì nóng, sốc nhiệt.

Nắng nóng 41 độ C, cụ ông ở Hà Tĩnh tử vong do sốc nhiệt

Khoảng 12h trưa ngày 28/4, đang đi trên đường từ nhà người thân về, một cụ ông ở Hà Tĩnh bất ngờ bị ngất xỉu và tử vong do sốc nhiệt.

Ngày 29/4, một lãnh đạo xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) xác nhận, trên địa bàn vừa có một cụ ông tử vong do sốc nhiệt.

Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 12h ngày 28/4, cụ ông N.H.O. (SN 1944, xã xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) đi từ nhà người thân ở thị xã Hồng Lĩnh về nhà. Khi đi đến đoạn xã Thanh Bình Thịnh (huyện Đức Thọ) thì bất ngờ bị ngất xủi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.