Cần Thơ: Sạt lở nhấn chìm 4 căn nhà và 80 tấn gạo

Một chiếc ghe chở 80 tấn gạo đi đến khu vực sạt lở thì va vào vật cứng khiến ghe bị chìm. 

Ngày 16/4, thông tin từ huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ) cho biết một ghe chở gạo vừa bị chìm khi đi qua khu vực sạt lở thuộc Kênh 7, ven QL80.
Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 15/4, tại ấp Vĩnh Lân, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, (đoạn Kênh 7 cập tuyến QL80) đã xảy ra vụ sạt lở bờ sông nghiêm trọng với chiều dài 29,5 m. Theo đó, vụ sạt lở đã nhấn chìm 4 căn nhà của dân, ước tính tổng thiệt hại trên 1 tỉ đồng. Rất may vụ sạt lở không gây thiệt hại về người.
Nhận định ban đầu, nguyên nhân sạt lở là do đang trong mùa khô, mực nước rút thấp, có đoạn kè do người dân tự làm nhưng không đảm bảo độ chắc chắn.
Can Tho: Sat lo nhan chim 4 can nha va 80 tan gao
 
Đến khoảng 18 giờ 30 cùng ngày, anh Đặng Quốc Dũng (30 tuổi, ngụ huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) điều khiển ghe tải mang BKS AG-2116 chở khoảng 80 tấn gạo, lưu thông hướng Kiên Giang về cầu Cái Sắn lớn.
Khi đến khu vực xảy ra sạt lở nói trên, ghe tránh vượt với phương tiện khác đi ngược chiều nên đã cọ vào các vật cứng ở khu vực này khiến ghe bị chìm. Ước tính thiệt hại tài sản lên đến hơn 1 tỉ đồng.
Thông tin với báo chí, ông Nguyễn Quý Ninh, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn TP Cần Thơ cho biết đơn vị hỗ trợ cho các hộ dân bị mất nhà trong vụ sạt lở 20 triệu đồng/hộ. Trước đó, Xã Vĩnh Trinh cũng đã hỗ trợ mỗi hộ 2 triệu đồng để mua sắm nhu yếu phẩm cần thiết phục vụ cuộc sống.
Đồng thời, ngành chức năng cũng đã cho cắm các biển báo tại khu vực ghe bị chìm, không cho các phương tiện giao thông đường thủy qua lại. Đồng thời tiến hành trục vớt tài sản và cố định phương tiện bị chìm cặp sông phía bắc Cái sắn để chờ trục vớt.

Cuộc sống phập phồng, nhà trôi sông của người dân ĐBSCL

Theo khảo sát Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 265 điểm sạt lở nghiêm trọng, ước tính mỗi năm, khu vực này mất hơn 500 ha đất.

Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL
 Theo khảo sát của Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 265 điểm sạt lở nghiêm trọng, ước tính mỗi năm, khu vực này mất hơn 500 ha đất. Diễn biến từ nay đến năm 2020 sạt lở vào bờ sẽ sâu thêm 20m nữa. Trong ảnh là hiện trạng khai thác cát tại sông Tiền giữa 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-2
 Như vậy, nhiều tuyến quốc lộ và khu dân cư ở sẽ bị “nuốt chửng”. Hiện tại các tỉnh ven sông Tiền, sông Hậu có khoảng 20 khu vực sạt lở với tốc độ hơn10m/năm, gần 40 khu vực sạt lở với 5 đến 10m/năm, gần 30 khu vực sạt lở với tốc độ nhỏ hơn 5m/năm”. Nguyên nhân chính của việc gây nên sạt lở bờ sông hiện nay là do thời gian qua việc khai thác cát lòng sông quá mức.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-3
 Hiện trường vụ sạt lở tại Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-4
 Một trong nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng tại Vĩnh Long.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-5
 Hiện trường vụ sạt lở đường tại Cần Thơ, chỉ cách nhà dân khoảng 1m.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-6
 Người dân di dời khỏi vùng nguy cơ sạt lở phải sống tạm bợ tại Chùa và trường học.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-7
 Người dân di dời tài sản khỏi vùng có nguy cơ sạt lở.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-8
 Nhiều căn hộ gần khu vực sạt lở phải di dời tài sản.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-9
 Ông Bùi Thanh Ân ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình đã di dời 3 lần rồi, tới cuối ranh đất thuộc của mình nên không còn chỗ đi nữa.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-10
 Ông Bùi Thanh Ân ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình lo âu trước cảnh sạt lở ăn sâu vào nhà.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-11
 Người dân ở huyện Chợ Mới , tỉnh An Giang đóng cừ gia cố để chống sạt lở.
Cuoc song phap phong, nha troi song cua nguoi dan DBSCL-Hinh-12
 Tuy bà con gia cố nhưng hàng năm việc sạt lở vẫn diễn ra.

Bão số 9 quần thảo cách đảo Phú Quý 100km, giật trên cấp 12

(Kiến Thức) - Hiện nay, bão số 9 đang cách đảo Phú Quý khoảng 100km, cách Phan Thiết khoảng 180km, cách Vũng Tàu khoảng 230km, cách Bến Tre 270km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 9-10.

Bão số 9 cách đảo Phú Quý 100km, sức gió mạnh 9 -10, giật cấp 12

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.