Căn cứ tàu ngầm Hải Nam: Trung Quốc tăng ảnh hưởng Biển Đông

(Kiến Thức) - Căn cứ tàu ngầm ở Hải Nam giúp Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng của quân đội nước này (PLA) trên biển Đông.

Căn cứ tàu ngầm Hải Nam: Trung Quốc tăng ảnh hưởng Biển Đông
Kể từ khi kết thúc Thế chiến II và với việc thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Hải Nam đã được coi là một căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc. 
Các cảng ngầm dành cho tàu ngầm của Trung Quốc được xây dựng trên hòn đảo của tỉnh Hải Nam sẽ giúp ích rất lớn cho PLA trong âm mưu bành trướng trên Biển Đông, biên tập viên của Bloomberg David Tweed nhận định trong một bài bình luận gần đây.
Can cu tau ngam Hai Nam: Trung Quoc tang anh huong Bien Dong
Hình minh họa.
Ông Tweed cho rằng, hạm đội tàu ngầm sử dụng nhiệm liệu diesel và hạt nhân của PLA phản ánh mục tiêu của Chủ tịch Tập Cận Bình để đảm bảo sự an toàn của tuyến đường biển về thông thương của Trung Quốc trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và biển phía Đông Trung Quốc. Việc này đã gây khó chịu cho các nước láng giềng. 
Để ngăn chặn máy bay trinh sát cũng như máy bay săn ngầm Mỹ phát hiện sự hiện diện của mình, các hang tàu ngầm được xây dựng ở dưới bề mặt nước ở Biển Đông và rất quan trọng cho hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc.
Hải Nam đã trở thành một căn cứ quân sự chính của Hải quân Trung Quốc do các căng thẳng đang leo thang ở Biển Đông. 
Trong khi vịnh Sanya đã được xây dựng nhiều hơn, thì Vịnh Yalong, ở phía Tây, là một cơ sở phát triển mới cho Hải quân Trung Quốc, theo Felix Chang, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối Ngoại ở Philadelphia (Mỹ). Ông Chang nói rằng một có một căn cứ với hai cầu tàu dài có khả năng neo đậu một chiếc tàu sân bay.
Ông Chang cũng cho biết rằng có khả năng lớn là khu căn cứ này được thiết kế cho các tàu ngầm hạt nhân. Bốn trụ cầu đường khác dường như là để neo đậu khoảng 8 chiếc tàu ngầm. Các đường hầm dưới nước rộng 16m dẫn đến các hang động nằm dưới một ngọn đồi nằm về phía Nam của các trụ cầu. 
Trong số 5 tàu hạt nhân của Trung Quốc, 3 chiếc có khả năng phóng tên lửa đạn đạo JL-2 và 5 chiếc nữa có khả năng sẽ bắt đầu phục vụ Hải Quân Trung Quốc trong thời gian tới, theo một báo cáo của Lầu Năm Góc.

Cận cảnh biệt thự khủng quan tham Trung Quốc

(Kiến Thức) - Xuất thân là con nhà nông, quan tham Gu Junshan dần leo lên chức vị cao nhờ tài quan hệ tốt với cấp trên.

Cận cảnh biệt thự khủng quan tham Trung Quốc
Toàn cảnh khu biệt thự mô phỏng Tử Cấm Thành được quan tham Gu Junshan đầu tư xây cất.
Toàn cảnh khu biệt thự mô phỏng Tử Cấm Thành được quan tham Gu Junshan đầu tư xây cất.

8 cách kiềm chế sự lớn mạnh của quân Trung Quốc

(Kiến Thức) - Chuyên gia quân sự Richard Fisher đã hiến 8 kế sách cho chính phủ Mỹ nhằm “kìm chân” Quân đội Trung Quốc tới năm 2020.

8 cách kiềm chế sự lớn mạnh của quân Trung Quốc
Trong một bản báo cáo gửi tới Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế ra ngày 24/7, chuyên gia Fisher, người chuyên nghiên cứu sự phát triển của Quân đội Trung Quốc, đề xuất 8 cách thức để Chính phủ Mỹ ngăn chặn sự mở rộng quyền lực và ảnh hưởng trên toàn cầu của lực lượng quân đội Trung Quốc cho tới năm 2020.
Đầu tiên, chuyên gia Fisher đề nghị chính quyền Washington một mạng lưới tên lửa đạn đạo đối hạm tầm ngắn và tầm trung. Sau đó, Washington sẽ bán chúng cho các đồng minh và đối tác an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Fisher nói rằng, đã tới lúc để Mỹ tuyên bố phá vỡ Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) mà họ kí kết với Nga hồi năm 1987 để ứng phó với đe dọa từ các tên lửa Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng sẽ tuyên bố rằng, các tên lửa đối hạm có thể vô hiệu hóa Hải quân Trung Quốc trong bất cứ cuộc chiến tiềm tàng nào.

Cuộc sống hàng ngày của binh sĩ Ukraine ở chảo lửa Donetsk

(Kiến Thức) - Cuộc sống hàng ngày của chiến binh tình nguyện Quân đội Ukraine ở ngôi làng Pisky gần sân bay Donetsk.

Cuộc sống hàng ngày của binh sĩ Ukraine ở chảo lửa Donetsk
Khoảng 10 nam giới mặc quân phục ngụy trang ngồi bên nhà chờ xe buýt tồi tàn xây từ thời Liên Xô rơi vào khoảng không im lặng. Họ chăm chú lắng nghe tiếng cầu nguyện của một thành viên trong nhóm. “Lạy Chúa, Người hãy giúp chúng con bình an trở về nhà”.
Họ là những thành viên thuộc tiểu đoàn tình nguyện Dnipro 1, một nhóm trong lực lượng đang tiến về Pisky, ngôi làng với chừng 500 nhà nằm cách sân bay Donetsk 1 km.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.