Căn cứ đánh giá cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy?

Theo Nghị định 178, kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất là căn cứ bắt buộc khi đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi tinh gọn bộ máy.

Nghị định 178/2024/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đã nêu rõ về căn cứ đánh giá cán bộ, công chức khi tinh gọn bộ máy.
Can cu danh gia can bo, cong chuc khi tinh gon bo may?
Ảnh minh họa. 
Cụ thể, theo Điều 6, Nghị định 178 tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp và giải quyết chính sách, chế độ nêu rõ, tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 3 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
Thứ nhất, tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Thứ hai, tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
Thứ 3, tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã đạt được.
Thứ 4, đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nghị định 178 cũng quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức.
Cụ thể, căn cứ hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị lấy ý kiến tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền cùng cấp để ban hành tiêu chí đánh giá và tiến hành thực hiện rà soát tổng thế chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý.
Trên cơ sở đó, xác định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp thuộc đối tượng được hưởng chính sách, chế độ của Nghị định này để sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy cơ quan, tổ chức, đơn vị, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện áp dụng quy định tại Nghị định này có đơn tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi hoặc nghỉ thôi việc, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải lập danh sách và dự toán số tiền thực hiện chính sách đối với từng trường hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt; nếu không đồng ý thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì kịp thời thực hiện chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Mời độc giả xem thêm video Bắt nguyên thẩm phán TAND vừa nghỉ việc vì tàng trữ ma túy:
 

Dự kiến hết quý I/2025 hoàn thành sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy dự kiến phải hoàn thành trong quý I/2025 để tập trung cho công tác đại hội Đảng các cấp.

Sáng 15/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Cần Thơ tiếp xúc cử tri huyện Cờ Đỏ sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri Nguyễn Tuấn Sang - ngụ xã Đông Hiệp, huyện Cờ Đỏ kiến nghị Trung ương cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo khẩn trương xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng các tuyến cao tốc trên địa bàn khu vực vùng ĐBSCL theo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra.

550 tỷ đồng “hồi sinh” sông Tô Lịch: Lần “N”... có “sạch” ô nhiễm?

Theo các chuyên gia, Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch với tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng là giải pháp tình thế, quan trọng giải quyết triệt để tại nguồn.

Các chuyên gia, nhà khoa học về môi trường khi nêu ý kiến về việc Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch với tổng mức đầu tư khoảng 550 tỷ đồng đều cho rằng, đây là giải pháp tình thế, điều quan trọng giải quyết triệt để tại nguồn để có thể hồi sinh dòng sông.
Đề xuất trên được Hà Nội đưa ra trong bối cảnh nước sông Tô Lịch hiện ô nhiễm nặng nề, mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân khu vực ven sông. Hà Nội đã triển khai các dự án thoát nước giai đoạn 1,2 và đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Khi dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đi vào hoạt động, các nguồn nước bổ cập cho sông Tô Lịch được thu gom dẫn đến con sông này sẽ bị cạn, trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.
Mèo có thể nhìn thấy trong bóng tối?

Mèo có thể nhìn thấy trong bóng tối?

Tầm nhìn ban đêm của mèo hoạt động như thế nào? Mèo có thể nhìn rõ trong bóng tối?... là những thắc mắc thú vị của con người, nhưng không hẳn ai cũng biết rõ câu trả lời.