Căn cứ có quân đội Mỹ tại Iraq lại bị tấn công bằng tên lửa

Thông báo của quân đội Iraq không cho biết chính xác có bao nhiêu tên lửa đã tấn công Trại Taji, song cho hay không có thương vong.

Ngày 14/1, quân đội Iraq thông báo nhiều tên lửa Katyusha đã được phóng nhằm vào một căn cứ không quân ở phía Bắc thủ đô Baghdad, nơi có lực lượng liên quân do Mỹ đứng đầu đồn trú.
Đây là vụ tấn công mới nhất nhằm vào những cơ sở có binh sỹ Mỹ triển khai.
Thông báo của quân đội Iraq không cho biết chính xác có bao nhiêu tên lửa đã tấn công Trại Taji, song cho hay không có thương vong.
Can cu co quan doi My tai Iraq lai bi tan cong bang ten lua
Căn cứ quân sự có quân đội Mỹ tại Iraq. (Nguồn: AP) 
Trong khi đó, truyền thông Trung Đông ngày 14/1 dẫn lời Giáo sỹ Hồi giáo dòng Shi’ite, đồng thời là chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn tại Iraq, Moqtada Sadr lên tiếng kêu gọi tiến hành một cuộc biểu tình quy mô lớn để phản đối sự hiện diện của quân đội Mỹ tại quốc gia Trung Đông này.
Trong tuyên bố đăng tải trên mạng xã hội Twitter, Giáo sỹ Sadr cho rằng đất đai, không phận và chủ quyền Iraq đang bị các lực lượng chiếm đóng xâm phạm mỗi ngày.
Chính trị gia này kêu gọi người dân Iraq tổ chức một cuộc biểu tình quy mô lớn và ôn hòa để lên án sự hiện diện cũng như những xâm phạm của quân đội Mỹ.
Trước đó, Quốc hội Iraq đã bỏ phiếu nhất trí thông qua nghị quyết yêu cầu chấm dứt sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài ở nước này, trong đó có khoảng 5.200 binh sỹ Mỹ.
Sau động thái trên, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo rằng nếu quân đội Mỹ bị trục xuất thì chính quyền Washington sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt "chưa từng có" đối với Baghdad, đồng thời phong tỏa tài khoản của Iraq tại Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Mỹ-Iran: Nhìn lại một năm bộn bề căng thẳng!

Trước thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ quan trọng năm 2020, chắc chắn ông Trump không hề muốn kịch bản xấu nhất là xung đột nóng xảy ra với Iran.

Dư luận đặt câu hỏi, vì sao chính quyền Mỹ năm qua dường như vẫn giữ thái độ rất cứng rắn, thậm chí “ép” Tehran?
Để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Iran trong năm 2019, chúng ta cần ngược dòng thời gian. Ngay từ lúc còn vận động tranh cử và kể từ khi lên nắm quyền ngày 20/1/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần tuyên bố từ bỏ vai trò “cảnh sát toàn cầu”, giảm dần sự can dự của Washington vào các điểm nóng trên thế giới, đồng thời rút khỏi các cam kết và thỏa thuận song phương được cho là gây bất lợi cho Mỹ.

Căng thẳng Mỹ - Iran, châu Âu kêu gọi các bên kiềm chế

Lãnh đạo nhiều nước châu Âu lên tiếng bày tỏ lo ngại về nguy cơ bùng phát xung đột tại Trung Đông, kêu gọi Mỹ và Iran kiềm chế.

Trong thông tin phát đi chiều ngày 3/1, Văn phòng Tổng thống Pháp thông báo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để bàn về tình hình Iran. Hai phía Pháp và Nga đều nhận định, hành động của Mỹ có thể làm leo thang một cách nghiêm trọng các căng thẳng trong khu vực. Pháp và Nga cũng nhất trí kêu gọi Iran kiềm chế.
Cang thang My - Iran, chau Au keu goi cac ben kiem che
 Ảnh minh họa (Ảnh: Daily Post

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.

Tin mới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Ông Trump rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới

Tổng thống Donald Trump ngày 20/1 đã ký sắc lệnh hành pháp rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ân xá cho khoảng 1.500 người từng tham gia cuộc bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ đầu năm 2021.
Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.