Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.
Chiếc trống này được Bảo tàng sưu tầm năm 2006 tại thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo giám định, hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm.
Chiếc trống này được Bảo tàng sưu tầm năm 2006 tại thị trấn Sao Vàng, Thọ Xuân, Thanh Hóa. Theo giám định, hiện vật có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 – 2.000 năm.
Trống thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, tình trạng còn khá nguyên vẹn.
Trống thuộc loại I Heger muộn, có chiều cao 86 cm, đường kính mặt 116 cm, tình trạng còn khá nguyên vẹn.
Mặt trống đồng có một ngôi sao 12 tia ở chính giữa.
Mặt trống đồng có một ngôi sao 12 tia ở chính giữa.
Kế tiếp là các vành đồng tâm trang trí hoa văn dạng chữ N, vòng tròn kép, vạch ngắn song song, trám lồng, hồi văn ô trám…
Kế tiếp là các vành đồng tâm trang trí hoa văn dạng chữ N, vòng tròn kép, vạch ngắn song song, trám lồng, hồi văn ô trám…
Cảnh sinh hoạt được thể hiện trên mặt trống qua hình tượng người hóa trang xen kẽ bốn ngôi nhà sàn mái cong, mái rủ. Một đường vành trang trí hình chim lạc xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Cảnh sinh hoạt được thể hiện trên mặt trống qua hình tượng người hóa trang xen kẽ bốn ngôi nhà sàn mái cong, mái rủ. Một đường vành trang trí hình chim lạc xoay ngược chiều kim đồng hồ.
Diềm ngoài của mặt trống đính 4 tượng cóc nổi ngược chiều kim đồng hồ.
Diềm ngoài của mặt trống đính 4 tượng cóc nổi ngược chiều kim đồng hồ.
Phía trên tang trống có các vành trang trí hoa văn vòng tròn, vạch ngắn. Phía dưới đúc nổi 6 hình thuyền.
Phía trên tang trống có các vành trang trí hoa văn vòng tròn, vạch ngắn. Phía dưới đúc nổi 6 hình thuyền.
Thân trống trang trí hình người hóa trang lông chim.
Thân trống trang trí hình người hóa trang lông chim.
Giữa thân trống và tang trống có hai đôi quai kép trang trí nổi hoa văn hình bông lúa.
Giữa thân trống và tang trống có hai đôi quai kép trang trí nổi hoa văn hình bông lúa.
Hình ảnh các loài chim, hươu và cá được thể hiện khá sinh động quanh phần trên quai trống.
Hình ảnh các loài chim, hươu và cá được thể hiện khá sinh động quanh phần trên quai trống.
Chân trống không có hoa văn trang trí.
Chân trống không có hoa văn trang trí.
Nhìn chung, hệ thống hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng với các trống đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.
Nhìn chung, hệ thống hoa văn trang trí trên trống đồng Sao Vàng mang những nét tương đồng với các trống đồng Đông Sơn cùng thời kỳ, phản ánh sinh động đời sống sinh hoạt của người Việt cổ.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

GALLERY MỚI NHẤT