Cận cảnh tàu Cát Linh – Hà Đông vừa cập Cảng Hải Phòng

Cận cảnh tàu Cát Linh – Hà Đông vừa cập Cảng Hải Phòng

Đoàn tàu sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông (Hà Nội) lô đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu vừa cập cảng Hải Phòng. 

Lô hàng gồm 4 đầu máy, toa xe của  đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã cập cảng Hải Phòng. Lô hàng do tàu Tian Wang Xing của Trung Quốc vận chuyển, cập cảng Hạ Long - TP Hải Phòng lúc 14h ngày 12/2. Sau khi làm thủ tục, lô hàng đặc biệt đã được bốc xếp lên bờ vào lúc 16h cùng ngày. Ảnh: VNE
Lô hàng gồm 4 đầu máy, toa xe của đoàn tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) đã cập cảng Hải Phòng. Lô hàng do tàu Tian Wang Xing của Trung Quốc vận chuyển, cập cảng Hạ Long - TP Hải Phòng lúc 14h ngày 12/2. Sau khi làm thủ tục, lô hàng đặc biệt đã được bốc xếp lên bờ vào lúc 16h cùng ngày. Ảnh: VNE
Thông tin ban đầu cho hay, mỗi đầu máy nặng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. Toa chở khách nặng 32 tấn. Trong quá trình vận chuyển các đầu máy, toa xe này được phủ bạt cho tới khi về Hà Nội. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Thông tin ban đầu cho hay, mỗi đầu máy nặng 35 tấn, dài 19 m, cao 3,8 m, rộng ngang 2,8 m. Toa chở khách nặng 32 tấn. Trong quá trình vận chuyển các đầu máy, toa xe này được phủ bạt cho tới khi về Hà Nội. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho hay, đây là đoàn tàu đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu sẽ được sử dụng, vận hành trên tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Còn 50 toa tàu chở khách sẽ được nhà thầu tiếp tục vận chuyển về Việt Nam. Việc vận chuyển đoàn tàu siêu trường, siêu trọng này về Hà Nội thực hiện bằng giấy phép riêng với lộ trình như sau: Từ Hải Phòng di chuyển ra quốc lộ 5 cũ, qua quốc lộ 10 tới Thái Bình rồi di chuyển qua Phủ Lý (Hà Nam), tiếp đó di chuyển theo quốc lộ 1A cũ về Hà Nội. Dự kiến, đoàn tàu về Hà Nội vào ngày 14/2. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Ban Quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) cho hay, đây là đoàn tàu đầu tiên trong tổng số 13 đoàn tàu sẽ được sử dụng, vận hành trên tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Còn 50 toa tàu chở khách sẽ được nhà thầu tiếp tục vận chuyển về Việt Nam. Việc vận chuyển đoàn tàu siêu trường, siêu trọng này về Hà Nội thực hiện bằng giấy phép riêng với lộ trình như sau: Từ Hải Phòng di chuyển ra quốc lộ 5 cũ, qua quốc lộ 10 tới Thái Bình rồi di chuyển qua Phủ Lý (Hà Nam), tiếp đó di chuyển theo quốc lộ 1A cũ về Hà Nội. Dự kiến, đoàn tàu về Hà Nội vào ngày 14/2. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Trước đó, từ 29/10 đến 30/11/2015, Ban QLDA Đường sắt trung bày, lấy ý kiến về thiết kế tàu tại Hà Nội và nhận được gần 2.000 phiếu đóng góp ý kiến. Tổng giám đốc Ban QLDA Đường sắt - Lê Kim Thành cho biết: các ý kiến chưa hài lòng, chê chiếm tỉ lệ khá cao nhưng không nêu gì thêm, ý kiến kiến nghị đổi màu sắc cũng chiếm tỉ lệ lớn nhưng lại không tập trung vào một màu nào cụ thể, chia đều cho các màu như vàng, đỏ, cam, trắng, xanh dương. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Trước đó, từ 29/10 đến 30/11/2015, Ban QLDA Đường sắt trung bày, lấy ý kiến về thiết kế tàu tại Hà Nội và nhận được gần 2.000 phiếu đóng góp ý kiến. Tổng giám đốc Ban QLDA Đường sắt - Lê Kim Thành cho biết: các ý kiến chưa hài lòng, chê chiếm tỉ lệ khá cao nhưng không nêu gì thêm, ý kiến kiến nghị đổi màu sắc cũng chiếm tỉ lệ lớn nhưng lại không tập trung vào một màu nào cụ thể, chia đều cho các màu như vàng, đỏ, cam, trắng, xanh dương. Ảnh: Ban QLDA Đường sắt cung cấp.
Ban QLDA Đường sắt cũng có kiến nghị một số nội dung về màu sắc của tàu, có thể xem xét thêm lựa chọn màu xanh dương như kiến nghị trước đây của Ban QLDA Đường sắt; không thay đổi hình dáng đầu tàu; bổ sung thêm tay nắm; điều chỉnh bản đồ LED; sử dụng giọng đọc nữ cho mềm mại khi phát thanh trên tàu. Sau đó, Ban QLDA Đường sắt sẽ kiến nghị Bộ GTVT thành lập Hội đồng đánh giá ý kiến đóng góp để xem xét, quyết định các nội dung tiếp thu, chỉnh sửa. Thành phần của Hội đồng gồm Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, các chuyên gia về đầu máy toa xe của Trường Đại học GTVT, UBND TP Hà Nội. Ảnh: VNE.
Ban QLDA Đường sắt cũng có kiến nghị một số nội dung về màu sắc của tàu, có thể xem xét thêm lựa chọn màu xanh dương như kiến nghị trước đây của Ban QLDA Đường sắt; không thay đổi hình dáng đầu tàu; bổ sung thêm tay nắm; điều chỉnh bản đồ LED; sử dụng giọng đọc nữ cho mềm mại khi phát thanh trên tàu. Sau đó, Ban QLDA Đường sắt sẽ kiến nghị Bộ GTVT thành lập Hội đồng đánh giá ý kiến đóng góp để xem xét, quyết định các nội dung tiếp thu, chỉnh sửa. Thành phần của Hội đồng gồm Vụ Khoa học Công nghệ, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, các chuyên gia về đầu máy toa xe của Trường Đại học GTVT, UBND TP Hà Nội. Ảnh: VNE.

GALLERY MỚI NHẤT