Cận cảnh sóc trắng đột biến cực hiếm mới xuất hiện

Cận cảnh sóc trắng đột biến cực hiếm mới xuất hiện

(Kiến Thức) - Con sóc trắng cực hiếm này không phải bị bạch tạng, đôi mắt của nó có màu đen nháy biểu thị cho thị lực hoàn toàn bình thường.

Vừa qua, những hình ảnh về một con  sóc trắng cực hiếm ở Vườn Quốc gia Marbury, Cheshire nhận được sự chú ý rất lớn từ dư luận. Màu trắng nổi bật của nó khiến người ta nghĩ đến khả năng con sóc này bị tẩy lông nhưng không phải.
Vừa qua, những hình ảnh về một con sóc trắng cực hiếm ở Vườn Quốc gia Marbury, Cheshire nhận được sự chú ý rất lớn từ dư luận. Màu trắng nổi bật của nó khiến người ta nghĩ đến khả năng con sóc này bị tẩy lông nhưng không phải.
Con sóc trắng quý hiếm này được nhiếp ảnh gia Andrew Fulton, 59 tuổi phát hiện và chụp lại. Với bộ lông màu trắng tinh khiết, nhiều người nhầm tưởng đây là một con sóc bị bạch tạng nhưng đôi mắt đen lại chứng minh điều ngược lại.
Con sóc trắng quý hiếm này được nhiếp ảnh gia Andrew Fulton, 59 tuổi phát hiện và chụp lại. Với bộ lông màu trắng tinh khiết, nhiều người nhầm tưởng đây là một con sóc bị bạch tạng nhưng đôi mắt đen lại chứng minh điều ngược lại.
Khi mắc phải bệnh bạch tạng, tất cả những loài động vật đều có đôi mắt màu hồng với toàn thân màu trắng. Chính vì vậy, con sóc này chỉ mắc hội chứng Leucism, đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố của da, tóc, hay lông vũ, không thay đổi sắc tố ở mắt.
Khi mắc phải bệnh bạch tạng, tất cả những loài động vật đều có đôi mắt màu hồng với toàn thân màu trắng. Chính vì vậy, con sóc này chỉ mắc hội chứng Leucism, đây là loại kiểu hình khiếm khuyết tế bào sắc tố khác biệt, làm suy giảm hoặc mất sắc tố của da, tóc, hay lông vũ, không thay đổi sắc tố ở mắt.
Theo như những thông tin đăng tải, đây là một con sóc xám đột biến gen. Hiện có hơn năm triệu con sóc xám ở Anh, nhưng các chuyên gia động vật hoang dã cho rằng tỷ lệ xuất hiện một con sóc được sinh ra với gen leucism ít hơn 1/1.000.000.
Theo như những thông tin đăng tải, đây là một con sóc xám đột biến gen. Hiện có hơn năm triệu con sóc xám ở Anh, nhưng các chuyên gia động vật hoang dã cho rằng tỷ lệ xuất hiện một con sóc được sinh ra với gen leucism ít hơn 1/1.000.000.
Tuy vậy, nhiếp ảnh gia và những người may mắn được nhìn thấy con sóc trắng đột biến quý hiếm này đều mong đây không phải là con sóc trắng duy nhất trên thế giới.
Tuy vậy, nhiếp ảnh gia và những người may mắn được nhìn thấy con sóc trắng đột biến quý hiếm này đều mong đây không phải là con sóc trắng duy nhất trên thế giới.
Xem thêm một số hình ảnh khác về con sóc trắng cực hiếm này.
Xem thêm một số hình ảnh khác về con sóc trắng cực hiếm này.

GALLERY MỚI NHẤT