Cận cảnh siêu trực thăng tấn công "nhà trồng được" của Ấn Độ

Cận cảnh siêu trực thăng tấn công "nhà trồng được" của Ấn Độ

Ấn Độ vừa giới thiệu siêu trực thăng tấn công tự sản xuất mang tên Prachand với ngoại hình khá tương đồng với trực thăng Apace của Mỹ.

Ấn Độ vừa giới thiệu trực thăng lô trực thăng tấn công đầu tiên do nước này tự sản xuất. Loại  trực thăng tấn công nội địa này được New Delhi đặt tên là HAL Prachand.
Ấn Độ vừa giới thiệu trực thăng lô trực thăng tấn công đầu tiên do nước này tự sản xuất. Loại trực thăng tấn công nội địa này được New Delhi đặt tên là HAL Prachand.
Có ngoại hình khá tương đồng với Apache nhưng nhỏ hơn, tờ Business Standard India cho biết, loại trực thăng này được chế tạo để có thể đạt trần bay cực lớn, giúp chúng vươn tới các khu vực núi cao hiểm trở ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.
Có ngoại hình khá tương đồng với Apache nhưng nhỏ hơn, tờ Business Standard India cho biết, loại trực thăng này được chế tạo để có thể đạt trần bay cực lớn, giúp chúng vươn tới các khu vực núi cao hiểm trở ở biên giới Ấn Độ - Trung Quốc.
Kích thước của trực thăng tấn công Prachand là rất nhỏ, dài chỉ 15,8 mét và sải cánh quạt rộng 13 mét, cho phép chúng luồn lách ở các khu vực có địa hình phức tạp.
Kích thước của trực thăng tấn công Prachand là rất nhỏ, dài chỉ 15,8 mét và sải cánh quạt rộng 13 mét, cho phép chúng luồn lách ở các khu vực có địa hình phức tạp.
Trọng lượng của trực thăng Prachand cũng chỉ khoảng 2,2 tấn khi không mang theo vũ khí và nhiên liệu.
Trọng lượng của trực thăng Prachand cũng chỉ khoảng 2,2 tấn khi không mang theo vũ khí và nhiên liệu.
Giống như nhiều trực thăng tấn công khác, Prachand được trang bị hai cánh mang vũ khí với tổng chiều rộng 4,6 mét. Trọng tải tối đa của loại trực thăng này là 1750 kg vũ khí các loại.
Giống như nhiều trực thăng tấn công khác, Prachand được trang bị hai cánh mang vũ khí với tổng chiều rộng 4,6 mét. Trọng tải tối đa của loại trực thăng này là 1750 kg vũ khí các loại.
Điểm đặc biệt của trực thăng vũ trang Prachand đó là nó được trang bị động cơ do chính Ấn Độ tự sản xuất. Hai động cơ tua-bô Shakti có công suất tổng cộng hơn 2700 mã lực, được cho là quá thừa thãi với trọng lượng tối đa của chiếc trực thăng này.
Điểm đặc biệt của trực thăng vũ trang Prachand đó là nó được trang bị động cơ do chính Ấn Độ tự sản xuất. Hai động cơ tua-bô Shakti có công suất tổng cộng hơn 2700 mã lực, được cho là quá thừa thãi với trọng lượng tối đa của chiếc trực thăng này.
Với sức mạnh của hai khối động cơ và hệ thống cánh quạt đường kính lớn, trần bay tối đa mà Prachand có thể đạt được lên tới 6500 mét - vượt qua cả trần bay 6100 mét của trực thăng tấn công Apache do Mỹ sản xuất.
Với sức mạnh của hai khối động cơ và hệ thống cánh quạt đường kính lớn, trần bay tối đa mà Prachand có thể đạt được lên tới 6500 mét - vượt qua cả trần bay 6100 mét của trực thăng tấn công Apache do Mỹ sản xuất.
Theo lý thuyết, các trực thăng vũ trang Prachand có thể hoạt động liên tục không ngừng trong 3 tiếng, tầm hoạt động tối đa 550 km và tốc độ tối đa 268 km/h.
Theo lý thuyết, các trực thăng vũ trang Prachand có thể hoạt động liên tục không ngừng trong 3 tiếng, tầm hoạt động tối đa 550 km và tốc độ tối đa 268 km/h.
Trực thăng được trang bị một khẩu pháo 20mm ở trước mũi, có khả năng mang theo tên lửa, pháo phản lực hoặc bom các loại.
Trực thăng được trang bị một khẩu pháo 20mm ở trước mũi, có khả năng mang theo tên lửa, pháo phản lực hoặc bom các loại.
Không quân Ấn Độ đã đặt hàng 65 chiếc trực thăng loại này, trong khi đó phía Lục quân Ấn Độ đặt hàng 95 chiếc. Hiện tại, đã có ít nhất 4 chiếc được đưa vào trực chiến.
Không quân Ấn Độ đã đặt hàng 65 chiếc trực thăng loại này, trong khi đó phía Lục quân Ấn Độ đặt hàng 95 chiếc. Hiện tại, đã có ít nhất 4 chiếc được đưa vào trực chiến.
Không rõ trong tương lai, Ấn Độ có xuất khẩu loại trực thăng tấn công này hoặc các phiên bản của nó ra quốc tế hay không. Hiện nay, thị trường xuất khẩu trực thăng tấn công trên thế giới đang khá nhộn nhịp, với nguồn cung chủ yếu từ Mỹ, Nga và Trung Quốc.
Không rõ trong tương lai, Ấn Độ có xuất khẩu loại trực thăng tấn công này hoặc các phiên bản của nó ra quốc tế hay không. Hiện nay, thị trường xuất khẩu trực thăng tấn công trên thế giới đang khá nhộn nhịp, với nguồn cung chủ yếu từ Mỹ, Nga và Trung Quốc.

GALLERY MỚI NHẤT