Cận cảnh quy trình xử lý vài thiều trước khi... xuất ngoại

Cận cảnh quy trình xử lý vài thiều trước khi... xuất ngoại

(Kiến Thức) - Sau khi được thu hoạch từ các vườn vải lớn ở Bắc Giang và Hải Dương, những chùm vải sẽ phải trải qua quy trình "tuyển chọn", kiểm tra và xử lý nghiêm ngặt để được xuất khẩu sang nước ngoài.

Vải thiều Việt Nam đang được bán tại các siêu thị Nhật Bản với giá lên tới 500.000 đồng/kg nhưng vẫn cháy hàng chỉ sau vài giờ lên kệ. Ngoài Nhật Bản, hiện nước ta còn đóng gói và  xuất khẩu đặc sản vải thiều sang các thị trường quốc tế như Singapore, Mỹ, Australia trong năm 2020.
Vải thiều Việt Nam đang được bán tại các siêu thị Nhật Bản với giá lên tới 500.000 đồng/kg nhưng vẫn cháy hàng chỉ sau vài giờ lên kệ. Ngoài Nhật Bản, hiện nước ta còn đóng gói và xuất khẩu đặc sản vải thiều sang các thị trường quốc tế như Singapore, Mỹ, Australia trong năm 2020.
Đến nay chất lượng vải các vùng vải đều đạt các yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, hơn nữa vải xuất khẩu còn trải qua quy trình xử lý, làm sạch và đóng gói vô cùng nghiêm ngặt và tỉ mỉ.
Đến nay chất lượng vải các vùng vải đều đạt các yêu cầu khắt khe của nhà nhập khẩu, hơn nữa vải xuất khẩu còn trải qua quy trình xử lý, làm sạch và đóng gói vô cùng nghiêm ngặt và tỉ mỉ.
Sau khi được thu hoạch từ các vườn vải lớn ở Bắc Giang và Hải Dương, những chùm vải sẽ phải trải qua quy trình "tuyển chọn" để được xuất khẩu sang nước ngoài.
Sau khi được thu hoạch từ các vườn vải lớn ở Bắc Giang và Hải Dương, những chùm vải sẽ phải trải qua quy trình "tuyển chọn" để được xuất khẩu sang nước ngoài.
Vải đủ tiêu chuẩn được đưa vào bể ngâm rửa lạnh. Những quả to, tươi, màu sắc đẹp sẽ được giữ lại để đưa vào quy trình tiếp theo, loại bỏ những quả nhỏ, chưa phát triển hay sâu đầu, sâu cuống.
Vải đủ tiêu chuẩn được đưa vào bể ngâm rửa lạnh. Những quả to, tươi, màu sắc đẹp sẽ được giữ lại để đưa vào quy trình tiếp theo, loại bỏ những quả nhỏ, chưa phát triển hay sâu đầu, sâu cuống.
Lúc này những quả vải tươi ngon sẽ được đưa vào tráng rửa lại một lần nữa và sục khí để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hóa chất.
Lúc này những quả vải tươi ngon sẽ được đưa vào tráng rửa lại một lần nữa và sục khí để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, hóa chất.
Vải được đưa vào làm khô và bắt đầu vào quy trình đóng gói trong các hộp nhựa.
Vải được đưa vào làm khô và bắt đầu vào quy trình đóng gói trong các hộp nhựa.
Ở công đoạn này những quả vải không đạt tiêu chuẩn "xuất ngoại" sẽ tiếp tục được loại bỏ.
Ở công đoạn này những quả vải không đạt tiêu chuẩn "xuất ngoại" sẽ tiếp tục được loại bỏ.
Vải thiều Việt Nam xuất khẩu quốc tế phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất không vượt mức cho phép. Ngoài ra màu sắc và chất lượng vải cũng cần "đạt chuẩn".
Vải thiều Việt Nam xuất khẩu quốc tế phải đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng hóa chất không vượt mức cho phép. Ngoài ra màu sắc và chất lượng vải cũng cần "đạt chuẩn".
Sau khi vượt qua tất cả các công đoạn chọn lọc, kiểm định và làm sạch, các hộp vải được đóng thùng, đóng đai cẩn thận.
Sau khi vượt qua tất cả các công đoạn chọn lọc, kiểm định và làm sạch, các hộp vải được đóng thùng, đóng đai cẩn thận.
Cuối cùng bảo quản trong kho lạnh trước khi đưa sang nước ngoài.
Cuối cùng bảo quản trong kho lạnh trước khi đưa sang nước ngoài.
Năm 2020, toàn tỉnh Hải Dương có 9.750 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà có 3.600 ha, TP. Chí Linh 3.900 ha, số còn lại ở các địa phương khác. Các mẫu quả vải trong vùng xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các doanh nghiệp mang đi phân tích, đánh giá trước khi xuất khẩu đều bảo đảm tiêu chuẩn.
Năm 2020, toàn tỉnh Hải Dương có 9.750 ha vải thiều, trong đó huyện Thanh Hà có 3.600 ha, TP. Chí Linh 3.900 ha, số còn lại ở các địa phương khác. Các mẫu quả vải trong vùng xuất khẩu do Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và các doanh nghiệp mang đi phân tích, đánh giá trước khi xuất khẩu đều bảo đảm tiêu chuẩn.
Với các thị trường Trung Quốc, Australia, Mỹ… việc xuất khẩu vải thuận lợi nhờ đã có sự chuẩn bị và tiếp cận từ nhiều năm qua. Nhờ ứng dụng những cải tiến về công nghệ, việc bảo quản quả vải tươi có thể kéo dài đến 35 ngày, thuận lợi cho việc xuất khẩu bằng đường biển.
Với các thị trường Trung Quốc, Australia, Mỹ… việc xuất khẩu vải thuận lợi nhờ đã có sự chuẩn bị và tiếp cận từ nhiều năm qua. Nhờ ứng dụng những cải tiến về công nghệ, việc bảo quản quả vải tươi có thể kéo dài đến 35 ngày, thuận lợi cho việc xuất khẩu bằng đường biển.
Quy trình đóng gói vải thiều xuất khẩu sang Singapore. Nguồn: VTC News

GALLERY MỚI NHẤT