Cận cảnh những pháo đài cổ hoang phế nổi tiếng miền núi phía Bắc

Cận cảnh những pháo đài cổ hoang phế nổi tiếng miền núi phía Bắc

Từng án ngữ những vị trí hiểm yếu ở khu vực miền núi phía Bắc, các pháo đài kiên cố do người Pháp xây dựng này chỉ còn là phế tích sau nhiều thăng trầm lịch sử.

1. Trên quả đồi nằm ở phía Đông Nam của TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ngày nay vẫn tồn tại hệ thống tàn tích đồ sộ của một tòa  pháo đài cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Theo các tư liệu lịch sử, pháo đài này được khởi công từ năm 1941 và hoàn thành vào năm 1943.
1. Trên quả đồi nằm ở phía Đông Nam của TP Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng ngày nay vẫn tồn tại hệ thống tàn tích đồ sộ của một tòa pháo đài cổ được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Theo các tư liệu lịch sử, pháo đài này được khởi công từ năm 1941 và hoàn thành vào năm 1943.
Pháo đài được xây dựng tại một vị trí chiến lược, có thể quan sát được toàn bộ thị trấn Cao Bằng và các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu sông Bằng và cầu sông Hiến. Đây là nơi đồn trú của một đội quân được trang bị mạnh dưới quyền chỉ huy của quan tư Renl.
Pháo đài được xây dựng tại một vị trí chiến lược, có thể quan sát được toàn bộ thị trấn Cao Bằng và các khu vực ngoại vi, đặc biệt là cầu sông Bằng và cầu sông Hiến. Đây là nơi đồn trú của một đội quân được trang bị mạnh dưới quyền chỉ huy của quan tư Renl.
Về tổng thể, pháo đài có diện tích 10 ha, hệ thống phòng ngự chia thành 4 cụm hoả lực chính nằm trên các điểm cao, được đúc bằng đá và bê tông cốt thép kiên cố, dày khoảng 2 mét. Dưới chân pháo đài có tường cao 8 – 10 mét bao bọc.
Về tổng thể, pháo đài có diện tích 10 ha, hệ thống phòng ngự chia thành 4 cụm hoả lực chính nằm trên các điểm cao, được đúc bằng đá và bê tông cốt thép kiên cố, dày khoảng 2 mét. Dưới chân pháo đài có tường cao 8 – 10 mét bao bọc.
Pháo đài Cao Bằng được các nhà quân sự phương Tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương thời bấy giờ. Ngày nay, những gì còn lại của tòa pháo đài này chỉ là những đống đổ nát khổng lồ phủ đầy cây cỏ dại.
Pháo đài Cao Bằng được các nhà quân sự phương Tây đánh giá là một trong những pháo đài đẹp và kiên cố nhất Đông Dương thời bấy giờ. Ngày nay, những gì còn lại của tòa pháo đài này chỉ là những đống đổ nát khổng lồ phủ đầy cây cỏ dại.
2. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
2. Nằm trên một ngọn đồi ở phía Nam thị trấn Đồng Đăng, pháo đài Đồng Đăng là một chứng tích lịch sử đặc biệt của cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979.
Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt - Trung 2 km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Nằm ở một vị trí chiến lược cách cửa khẩu Việt - Trung 2 km, pháo đài là một hệ thống lô cốt rất vững chắc do Pháp xây dựng từ năm 1939 đến năm 1941 để không chế một khu vực rộng lớn tiếp giáp với biên giới Trung Quốc.
Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho...
Pháo đài được thiết kế phức tạp với nhiều tầng, phần nổi là những cụm lô cốt kiên cố với lỗ châu mai nhô lên trên đỉnh đồi, trong khi phần chìm là một hệ thống tầng hầm gồm nhiều phòng chức năng như phòng họp, phòng ngủ, nhà bếp, nhà kho...
Vào năm 2002, pháo đài Đồng Đăng đã được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Lạng Sơn.
Vào năm 2002, pháo đài Đồng Đăng đã được công nhận là di tích lịch sử của tỉnh Lạng Sơn.
3. Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
3. Nằm trên đỉnh núi Đồn Cao (còn gọi là đỉnh Đá Pháp) thuộc địa phận tổ 4 thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, pháo đài Đồn Cao là một công trình quân sự cổ còn được bảo tồn khá tốt ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam.
Pháo đài này được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1.200 mét so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương. Công trình có hai tầng, gồm tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.
Pháo đài này được xây dựng vào khoảng năm 1925 trên đỉnh núi đá có độ cao khoảng 1.200 mét so với mực nước biển bằng các vật liệu địa phương. Công trình có hai tầng, gồm tầng hầm rộng có nhiều ngách, tầng nổi có một sân rộng và nhiều điểm nghỉ.
Các bức tường ở đồn dày trung bình 80 cm, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt với tầm bao quát rất rộng.
Các bức tường ở đồn dày trung bình 80 cm, trên tường có nhiều lỗ châu mai. Hai góc phía Nam của pháo đài có 2 lô cốt với tầm bao quát rất rộng.
Phía dưới đồn, nơi giáp với vách đá dựng đứng có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc. Theo thời gian, Đồn Cao đã bị đổ nát nhiều dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Phía dưới đồn, nơi giáp với vách đá dựng đứng có một khu nhà nhỏ dùng làm nơi ăn uống và kéo đồ từ chân núi lên bằng ròng rọc. Theo thời gian, Đồn Cao đã bị đổ nát nhiều dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt.
Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

GALLERY MỚI NHẤT