Cận cảnh những món "khó nhằn" tuyệt ngon ở vùng cao

Cận cảnh những món "khó nhằn" tuyệt ngon ở vùng cao

(Kiến Thức) - Đồng bào vùng cao có những món ăn đặc sắc mà không phải ai cũng dám thử.

Cà lèng. Món ăn này là một nét văn hóa, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao A Lưới. Cà lèng là chất sền sệt ở trong ruột non của những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và các loài ăn cỏ khác.
Cà lèng. Món ăn này là một nét văn hóa, là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện vùng cao A Lưới. Cà lèng là chất sền sệt ở trong ruột non của những con vật ăn cỏ như trâu, bò, dê và các loài ăn cỏ khác.
Ruột non được lấy ra ngay khi bộ lòng được mang ra khỏi ổ bụng một cách cẩn thận. Sau đó dùng lạt thắt chặt hai đầu để ngăn cách ruột non với ruột già và dạ dày. Rửa sạch sẽ và cho vào nước sôi luộc chín. Khi luộc phải lấy vật nhọn chích vài lỗ nhỏ vào thành ruột để ruột không bí hơi và không để chất nhũ tương bên trong ra ngoài.
Ruột non được lấy ra ngay khi bộ lòng được mang ra khỏi ổ bụng một cách cẩn thận. Sau đó dùng lạt thắt chặt hai đầu để ngăn cách ruột non với ruột già và dạ dày. Rửa sạch sẽ và cho vào nước sôi luộc chín. Khi luộc phải lấy vật nhọn chích vài lỗ nhỏ vào thành ruột để ruột không bí hơi và không để chất nhũ tương bên trong ra ngoài.
Luộc xong thì cắt thành từng khúc ngắn. Tiếp theo cho lục phủ ngũ tạng đã luộc chín vào băm nhỏ và cho gia vị như muối, tiêu rừng, ớt rừng, ngò gai vào trộn đều. Cà lèng càng ngon nếu uống cùng với rượu đoác, rượu mây, rượu cần.
Luộc xong thì cắt thành từng khúc ngắn. Tiếp theo cho lục phủ ngũ tạng đã luộc chín vào băm nhỏ và cho gia vị như muối, tiêu rừng, ớt rừng, ngò gai vào trộn đều. Cà lèng càng ngon nếu uống cùng với rượu đoác, rượu mây, rượu cần.
Bánh trứng kiến. Đây là loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Tháng 4, tháng 5 hàng năm là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Trong chuyến đi rừng, người Tày thường tìm loại trứng này về để làm món bánh trứng kiến.
Bánh trứng kiến. Đây là loại bánh đặc trưng của dân tộc Tày ở Cao Bằng. Tháng 4, tháng 5 hàng năm là thời gian sinh trưởng mạnh của loại kiến đen trong rừng. Trong chuyến đi rừng, người Tày thường tìm loại trứng này về để làm món bánh trứng kiến.
Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải.
Trứng kiến đen ở rừng Cao Bằng rất mẩy, béo và có hàm lượng đạm cao. Thành phần của bánh gồm bộp nếp nương, trứng kiến và lá non của cây vả. Xay bột thật mịn, thêm nước vừa phải đảo nhuyễn với độ mềm vừa phải.
Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi lá lại rồi hấp chín. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Lá vả rửa sạch, bỏ phần gân lá ở mặt dưới rồi trải bột lên đó với độ dày vừa phải. Trứng kiến đem phi mỡ lợn cho thơm, cho thêm ít lá hẹ rồi rắc lên lớp bột và gập đôi lá lại rồi hấp chín. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến.
Món ăn từ rêu đá. Rêu đá được coi là loại rau sạch, là món ăn đặc sắc của người dân Lai Châu. Rêu đá thường được lấy ở các con suối lớn hoặc chân thác nơi có nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá to.
Món ăn từ rêu đá. Rêu đá được coi là loại rau sạch, là món ăn đặc sắc của người dân Lai Châu. Rêu đá thường được lấy ở các con suối lớn hoặc chân thác nơi có nguồn nước chảy xiết, có những tảng đá to.
Rêu giặt qua nước sạch rồi được chế biến thành nhiều món khác nhau như canh rêu đá, rêu nướng và rêu xào lá tỏi.
Rêu giặt qua nước sạch rồi được chế biến thành nhiều món khác nhau như canh rêu đá, rêu nướng và rêu xào lá tỏi.
Ơm pờ rèng. Đây là món ăn làm từ con sùng tre, sống trong thân cây tre lồ ô. Mùa đông đến, mỗi lần lên rẫy, người Pa Cô lại khoái đi tìm sùng tre về nướng ăn. Ống sùng tre rửa sạch rồi bỏ một ít muối, tiêu rừng, ớt rừng và vài củ kiệu vào ống lắc đều với sùng.
Ơm pờ rèng. Đây là món ăn làm từ con sùng tre, sống trong thân cây tre lồ ô. Mùa đông đến, mỗi lần lên rẫy, người Pa Cô lại khoái đi tìm sùng tre về nướng ăn. Ống sùng tre rửa sạch rồi bỏ một ít muối, tiêu rừng, ớt rừng và vài củ kiệu vào ống lắc đều với sùng.
Lấy một nắm lá cây rừng làm nùi đậy kín. Sau đó nướng lên khoảng 20 - 30 phút là chín. Mùi tiêu rừng quyện cùng mùi thịt nướng ống hấp dẫn lạ lùng, ăn có vị bùi bùi, bở bở, béo béo, thơm thơm.
Lấy một nắm lá cây rừng làm nùi đậy kín. Sau đó nướng lên khoảng 20 - 30 phút là chín. Mùi tiêu rừng quyện cùng mùi thịt nướng ống hấp dẫn lạ lùng, ăn có vị bùi bùi, bở bở, béo béo, thơm thơm.
Sâu chít. Đặc sản vùng cao Điện Biên này vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra.Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo.
Sâu chít. Đặc sản vùng cao Điện Biên này vốn là loại côn trùng sống trong thân cây chít. Người dân bắt sâu chít bằng cách “chẻ” đôi ngọn chít để moi sâu ra.Ngoài cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu uống, sâu chít có thể sao khô, nấu cháo.
Sâu chít có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể.
Sâu chít có hàm lượng protein chiếm 25-32% trong cơ thể, trong đó có 6 axit amin, còn sâu chít cũng có hàm lượng protein tương đương nhưng thành phần axit amin được xác định lên đến 17/20 loại cần cho cơ thể.
Nậm pịa. Đây là một loại nước chấm vô cùng độc đáo được chế biến từ ruột non của động vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại gọi là Nậm pịa. Nậm pịa là nước nhúng lấy từ lòng non của bò, dê, trâu… kèm với một số loại rau thơm và gia vị khác.
Nậm pịa. Đây là một loại nước chấm vô cùng độc đáo được chế biến từ ruột non của động vật ăn cỏ thuộc loài nhai lại gọi là Nậm pịa. Nậm pịa là nước nhúng lấy từ lòng non của bò, dê, trâu… kèm với một số loại rau thơm và gia vị khác.
Vị đắng đắng, cay cay, bùi bùi cùng các loại rau thơm dậy hương của nậm pịa tạo thành một thứ nước chấm dễ khiến người ta phải nhớ mãi sau khi thưởng thức.
Vị đắng đắng, cay cay, bùi bùi cùng các loại rau thơm dậy hương của nậm pịa tạo thành một thứ nước chấm dễ khiến người ta phải nhớ mãi sau khi thưởng thức.
Cá bống vùi gio. Đây là món ăn đặc biệt của người dân bản Vàng Pheo - Phong Thổ - Lai Châu. Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối. Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp chừng 15 - 30 phút với các gia vị như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khé, lá húng, và lá hom húng đã được băm nhỏ.
Cá bống vùi gio. Đây là món ăn đặc biệt của người dân bản Vàng Pheo - Phong Thổ - Lai Châu. Cá bống nơi đây thường được bắt ở các con sông, con suối. Cá bống được sơ chế sạch sẽ và tẩm ướp chừng 15 - 30 phút với các gia vị như sả, ớt, gừng, hạt tiêu, mắc khé, lá húng, và lá hom húng đã được băm nhỏ.
Sau đó gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong gio nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín. Món ăn có mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng, vị ngậy mà không béo của cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.
Sau đó gói gọn trong lá dong và được vùi vào trong gio nóng, khoảng 30 phút lại lật lại 1 lần, cứ như thế vài lần cá sẽ chín. Món ăn có mùi thơm đặc biệt của các gia vị núi rừng, vị ngậy mà không béo của cá, và mùi thơm nhè nhẹ của lá dong nướng. Món này vừa có thể là món nhắm rượu, vừa có thể là món ăn cùng cơm nóng hoặc xôi.

GALLERY MỚI NHẤT