Cận cảnh nhan sắc “thần Vệ nữ” của Vương quốc Chăm Pa

Cận cảnh nhan sắc “thần Vệ nữ” của Vương quốc Chăm Pa

(Kiến Thức) - Bảo vật quốc gia - tượng nữ thần Devi là sự kết tinh quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ của người Chăm, có thể được ví như tượng thần Vệ nữ của nền văn hóa Chăm Pa.

Được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam,  tượng nữ thần Devi (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM) được đánh giá là tác phẩm điêu khắc nữ thần đẹp nhất của nền văn hóa Chăm Pa từng được tìm thấy.
Được tìm thấy ở Hương Quế, Quế Sơn, Quảng Nam, tượng nữ thần Devi (hiện lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử TP HCM) được đánh giá là tác phẩm điêu khắc nữ thần đẹp nhất của nền văn hóa Chăm Pa từng được tìm thấy.
Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện dạng bán thân, ngực để trần.
Tượng cao 38,5 cm, rộng 21,6 cm, dày 11,8 cm và nặng 20 kg, được chế tác bằng đá sa thạch, thể hiện dạng bán thân, ngực để trần.
Vẻ đẹp của vị nữ thần được thể hiện qua khuôn mặt hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười.
Vẻ đẹp của vị nữ thần được thể hiện qua khuôn mặt hài hòa, chân mày cong nối liền nhau, đôi mắt to, mi mắt dài, sống mũi thẳng, miệng hơi mỉm cười.
Tóc nữ thần được tết rất cầu kỳ và búi cao dạng tháp.
Tóc nữ thần được tết rất cầu kỳ và búi cao dạng tháp.
Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.
Phần cổ nữ thần thon thả, vai tròn lẳn, khuôn ngực đầy đặn nữ tính và đầy vẻ thánh thiện.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Chăm Pa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.
Theo các nhà nghiên cứu, đây là một bức tượng chân dung Chăm Pa được tạo tác sống động hiếm có, mang đậm nét nhân chủng học bản địa.
Bức tượng là sự kết tinh quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ của người Chăm, có thể được ví như tượng thần Vệ nữ của nền văn hóa Chăm Pa.
Bức tượng là sự kết tinh quan niệm về vẻ đẹp phụ nữ của người Chăm, có thể được ví như tượng thần Vệ nữ của nền văn hóa Chăm Pa.
Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, thế kỷ 9.
Theo truyền thuyết Chăm, nữ thần Devi có tên thật là Rija Kula Hara Devi, là vợ của vua Indravarman II, người sáng lập triều đại Đồng Dương, thế kỷ 9.
Lúc sinh thời hoàng hậu Devi là người có tấm lòng từ bi, thương những người nghèo khó, cô nhi quả phụ và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.
Lúc sinh thời hoàng hậu Devi là người có tấm lòng từ bi, thương những người nghèo khó, cô nhi quả phụ và có nhiều công lao với đất nước. Sau khi mất, bà được vua Jaya Shinhavarman I phong thần và dựng tháp thờ.
Với những giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt, tượng nữ thần Devi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào năm 2012.
Với những giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc biệt, tượng nữ thần Devi đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam vào năm 2012.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT