Xem xét nhiều nội dung cấp bách trong kỳ họp Quốc hội bất thường
Sáng 28/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến một số vấn đề về việc tổ chức kỳ họp bất thường lần thứ 2 của Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc phiên họp. Ảnh: QH. |
Cụ thể:
Quốc hội sẽ xem xét, quyết định Quy hoạch tổng thể quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch;
Xem xét, thông qua dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);
Xem xét việc tổng kết, đánh giá việc thực hiện quy định tại khoản 3 Nghị quyết 30/2021/QH15 về Kỳ họp thứ nhất, QH khóa XV (Quốc hội giao Chính phủ, Thủ tướng quyết định và chịu trách nhiệm về việc thực hiện một số giải pháp cấp bách phòng, chống COVID- 19);
Xem xét, quyết định một số vấn đề về tài chính, ngân sách, gồm giải pháp xử lý vướng mắc, bất cập tại một số trạm thu phí/dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức BOT; việc điều chỉnh dự toán kinh phí bảo đảm hoạt động chưa sử dụng hết của Tổng cục Thuế và Tổng cục Hải quan năm 2021; bổ sung dự toán ngân sách nhà nước nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của nước ngoài năm 2021; điều chỉnh vốn vay lại của các địa phương năm 2022.
Cuối cùng, Quốc hội sẽ cho ý kiến về ba dự án: Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân.
Đối với nội dung về cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM (thay thế Nghị quyết 54/2017), Tổng Thư ký Quốc hội cho biết, Chính phủ đề nghị chưa đưa nội dung này vào chương trình kỳ họp bất thường lần thứ 2 do chưa chuẩn bị kịp và chưa có kết luận của Bộ Chính trị.
Hai phương án họpPhương án 2 thực hiện trong trường hợp toàn bộ nội dung trình tại kỳ họp bất thường được xem xét xong trong tháng 12/2022 và đủ điều kiện trình, Tổng Thư ký Quốc hội đề nghị tổ chức họp trước Tết Nguyên đán (đầu tháng 1-2023). Hình thức họp trực tuyến kết hợp họp tập trung. Trong đó, họp trực tuyến để thảo luận, cho ý kiến, còn họp tập trung để biểu quyết các nội dung.
Tuy nhiên, theo ông Cường, nếu việc đi lại dịp Tết khó khăn thì có thể họp trực tuyến cả kỳ. Ngoài ra, để phù hợp với thời điểm các địa phương phải tập trung vào việc triển khai công tác năm 2023 và các hoạt động trước Tết Nguyên đán.
Dự kiến Quốc hội sẽ làm việc 4 ngày, hoặc 6,5 ngày nếu xem xét cả nội dung số 5.
Trảng Bom (Đồng Nai): Cty Hùng Phi và Cty Đại Đại Hùng là những “ông trùm” dự thầu đầu tư công?
(Vietnamdaily) - Ban Quản lý Dự án huyện Trảng Bom xác định cty Hùng Phi phải chịu trách nhiệm cho tuyến đường nội đồng xã Quảng Tiến hư hỏng mặt đường nhiều lần. Tuy nhiên, bất chấp việc thi công chất lượng kém, cty Hùng Phi vẫn liên tiếp trúng thầu nhiều dự án tại huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Ngoài ra, nhiều vấn đề liên quan đến sự cần thiết của dự án, tiêu chí hồ sơ dự thầu không đồng nhất giữa các gói thầu tương tự đang khiến dư luận thắc mắc.
Ông Trần Đình Trung – Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án huyện Trảng Bom đi thực tế dự án đường nội đồng xã Quảng Tiến ngày 04/11/2022 cùng báo chí, ngày 05/11 cty Hùng Phi tiếp tục sửa đường ít nhất là lần thứ 2 sau khi bàn giao từ tháng 08/2022. |
Theo thông tin phản ánh từ bạn đọc, các dự án đầu tư công xây dựng, cải tạo sửa chữa các tuyến đường nông thôn tại huyện Trảng Bom có nhiều vấn đề liên quan đến sự cần thiết của dự án như đường chỉ cần sửa chữa thì xây dựng mới nhưng thi công thì không xây dựng mới đồng bộ mà chỉ sửa chữa và làm mới nhằm đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn đầu tư công. Tiêu chí hồ sơ dự thầu không đồng nhất giữa các gói thầu tương tự như áp dụng phân cấp doanh nghiệp, liên danh chỉ nhằm đủ điều kiện trúng thầu… nhiều dự án đầu tư công chỉ loanh quanh một vài nhà thầu mặc dù chất lượng thi công không tốt phải sửa nhiều lần sau khi đưa vào sử dụng, những nhà thầu khi cần đủ điều kiện lại liên danh đang khiến dư luận thắc mắc việc có hay không chuyện sắp xếp đấu thầu, người dân mong muốn cơ quan chức năng sớm thành lập đoàn kiểm tra để minh bạch thông tin và đảm bảo chất lượng công trình đầu tư công. Tuy nhiên, những thông tin phản ánh này rất cần được kiểm chứng từ phía cơ quan chức năng.