Cận cảnh loài tê tê vàng quý hiếm được người dân phát hiện

Cận cảnh loài tê tê vàng quý hiếm được người dân phát hiện

Vừa qua một người dân tại xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã giao nộp một con tê tê vàng có trọng lượng 0,2 kg cho Hạt kiểm lâm. Tê tê vàng là cá thể được xếp vào dạng nguy cấp, vô cùng quý hiếm và được pháp luật bảo vệ.

Bà Trần Thị Như (trú ở thôn Liễu An, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) đã tự nguyện  giao nộp một con tê tê vàng có trọng lượng 0,2 kg cho Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn.
Bà Trần Thị Như (trú ở thôn Liễu An, xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn) đã tự nguyện giao nộp một con tê tê vàng có trọng lượng 0,2 kg cho Hạt Kiểm lâm thị xã Hoài Nhơn.
Qua giám định ban đầu, đây là cá thể tê tê vàng nguy cấp, quý hiếm và đang được pháp luật bảo vệ theo nhóm IB, thuộc danh mục được quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ.
Qua giám định ban đầu, đây là cá thể tê tê vàng nguy cấp, quý hiếm và đang được pháp luật bảo vệ theo nhóm IB, thuộc danh mục được quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ.
Tê tê vàng (còn được gọi là tê tê Trung Quốc) có tên khoa học là Manis pentadactyla. Đây là một trong những loài thuộc bộ tê tê sống chủ yếu ở bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, miền nam Trung Quốc, Đông Dương,… Ở Việt Nam, tê tê vàng tập trung ở khu vực miền Bắc, miền Trung đến Lâm Đồng.
Tê tê vàng (còn được gọi là tê tê Trung Quốc) có tên khoa học là Manis pentadactyla. Đây là một trong những loài thuộc bộ tê tê sống chủ yếu ở bắc Ấn Độ, Nepal, Bhutan, miền nam Trung Quốc, Đông Dương,… Ở Việt Nam, tê tê vàng tập trung ở khu vực miền Bắc, miền Trung đến Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của loài sinh vật này là toàn thân được phủ một lớp vảy giống như vảy cá. Phần đầu của tê tê vàng nhỏ và nhọn, phần thân phình to hơn và có cái đuôi dài.
Đặc điểm nổi bật của loài sinh vật này là toàn thân được phủ một lớp vảy giống như vảy cá. Phần đầu của tê tê vàng nhỏ và nhọn, phần thân phình to hơn và có cái đuôi dài.
Tê tê vàng trưởng thành có độ dài khoảng 40 – 58cm, trong đó phần đuôi dài khoảng 25 – 38cm. Trọng lượng của một con tê tê Trung Quốc khoảng từ 2 – 7kg.
Tê tê vàng trưởng thành có độ dài khoảng 40 – 58cm, trong đó phần đuôi dài khoảng 25 – 38cm. Trọng lượng của một con tê tê Trung Quốc khoảng từ 2 – 7kg.
Tê tê không có răng, lưỡi rất dài (khoảng 25cm), khi trưởng thành chúng có bộ móng vuốt dài ở bàn chân.
Tê tê không có răng, lưỡi rất dài (khoảng 25cm), khi trưởng thành chúng có bộ móng vuốt dài ở bàn chân.
Tê tê vàng mới sinh nặng khoảng 90g, dài khoảng 10cm, thân chúng mềm và sẽ cứng lại sau 2 ngày. Tê tê non có thể tự đi được, nhưng con mẹ thường để chúng bám vào đuôi trong quá trình di chuyển. Con đực sẽ quan sát, bảo vệ và nhường hang cho tê tê cái khi mới sinh.
Tê tê vàng mới sinh nặng khoảng 90g, dài khoảng 10cm, thân chúng mềm và sẽ cứng lại sau 2 ngày. Tê tê non có thể tự đi được, nhưng con mẹ thường để chúng bám vào đuôi trong quá trình di chuyển. Con đực sẽ quan sát, bảo vệ và nhường hang cho tê tê cái khi mới sinh.
Tê tê vàng là một sinh vật khá kín đáo, di chuyển chậm và sống về đêm. Chúng sống ở trong hang và cuộn tròn khi ngủ vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu của tê tê vàng là các loại côn trùng như kiến, mối và các loại côn trùng không sương sống như ong, dế,….
Tê tê vàng là một sinh vật khá kín đáo, di chuyển chậm và sống về đêm. Chúng sống ở trong hang và cuộn tròn khi ngủ vào ban ngày. Thức ăn chủ yếu của tê tê vàng là các loại côn trùng như kiến, mối và các loại côn trùng không sương sống như ong, dế,….
Với bộ móng vuốt dài, chúng có thể dễ dàng đào vào những tổ kiến và mối. Sau đó tuyến nước bọt sẽ tiết chất nhờn để lưỡi dính con mồi và đưa vào miệng.
Với bộ móng vuốt dài, chúng có thể dễ dàng đào vào những tổ kiến và mối. Sau đó tuyến nước bọt sẽ tiết chất nhờn để lưỡi dính con mồi và đưa vào miệng.
Lớp vảy dùng để bảo vệ sinh vật này khỏi nguy hiểm, chiếc đuôi sắc nhọn tấn công kẻ thù nếu cần thiết. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tê tê vàng có thể trèo lên cây để trốn kẻ thù.
Lớp vảy dùng để bảo vệ sinh vật này khỏi nguy hiểm, chiếc đuôi sắc nhọn tấn công kẻ thù nếu cần thiết. Ngoài ra, trong một số trường hợp, tê tê vàng có thể trèo lên cây để trốn kẻ thù.
Theo ước tính của tạp chí Frontiers in Ecology & the Environment, mỗi năm có khoảng 10.000 con tê tê vàng bị săn bắt và tiêu thụ.
Theo ước tính của tạp chí Frontiers in Ecology & the Environment, mỗi năm có khoảng 10.000 con tê tê vàng bị săn bắt và tiêu thụ.
Tình trạng tê tê bị săn bắt trộm với số lượng lớn đã khiến cho số lượng của loài này giảm đi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Cùng với tê tê đất, kỳ đà vân, rùa núi viền,… thì loài tê tê vàng cũng là một trong những loài động vật bị đe dọa và cần được bảo vệ.
Tình trạng tê tê bị săn bắt trộm với số lượng lớn đã khiến cho số lượng của loài này giảm đi nhanh chóng trong vài thập kỷ qua. Cùng với tê tê đất, kỳ đà vân, rùa núi viền,… thì loài tê tê vàng cũng là một trong những loài động vật bị đe dọa và cần được bảo vệ.
Mời các bạn xem video: Top 10 loài động vật sống lâu nhất hành tinh. Nguồn: Yan News

GALLERY MỚI NHẤT