Sò tai tượng có tên khoa học là Tridacna gigas, được phát hiện năm 1521. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 20m quanh các rạn san hô ở vùng nước ấm Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương.
Sò tai tượng thuộc lực lượng ốc lớn nhất trong những loại ốc biển. Chúng thực chất là một loài trai có vỏ cứng, dày và có từ 4-7 nếp gấp dọc trên vỏ. Vỏ của sò tai tượng khổng lồ cũng là nơi trú ẩn của nhiều loài cá nhỏ sống trong rạn san hô. Bên trong lớp vỏ là lớp màng áo gồm nhiều màu. Trong đó có thể có màu nâu đồng, vàng hoặc xanh lá cây. Không bao giờ có hai chú sò tai tượng có cùng một kiểu màu sắc trên màng áo. Những chấm nhỏ trên màng áo có vai trò như những chiếc "cửa sổ" để ánh sáng mặt trời lọt vào.
Vòi, thịt sò tai tượng được dùng để chế biến ra nhiều món ăn ngon và có giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh việc lấy thịt để chế biến thức ăn, vỏ sò còn được sử dụng để làm đồ trang trí hoặc nghiền bột thành kem dưỡng da.
Khách thường tìm sò tượng về chế biến các món như: nướng, hấp, nấu cháo, xào bơ tỏi…
Tại vùng Biển Đông của Việt Nam, chúng được tìm thấy ngoài khơi bờ biển Hạ Long, Bình Định, Phú lặng, Khánh Hòa, Bình Thuận…
Không như khai thác tôm, cá phải sử dụng lưới, câu...việc để bắt sò tượng chủ yếu là bằng hình thức lặn. Giá trị của sò tai tượng là bộ vỏ. Không những nằm ở độ sâu lên đến 30-50m so với mặt nước như hải sâm, sò tai tượng còn bám vào cứng vào các rạn san hô ở ngoài khơi xa.
Đối với những loại có kích cỡ và trọng lượng 5-20 kg/con thì thợ lặn sẽ dùng xà beng nạy ra và mang lên tàu cạy bỏ thịt để lấy vỏ bán. Còn loại lớn có trọng lượng tính bằng con số trăm kg/con thì phải 2-3 thợ lặn thay nhau đục, nạy...sau đó sẽ dùng neo tàu móc vào để máy kéo lên. Cá biệt có những con quá to thì phải dùng cẩu để cẩu.
Giá bán sò tai tượng phụ thuộc vào kích cỡ và trọng lượng vỏ mà có mức dao động từ 50.000-60 triệu đồng/con. Vì vậy chuyện kiếm 500-700 triệu đồng/chuyến từ khai thác sò tượng là bình thường. Còn được tiền tỉ, nhiều tỉ đồng/chuyến không phải là hiếm.
Tuy nhiên, việc thu hoạch quá mức khiến cho loài động vật này bị suy giảm nghiêm trọng về số lượng. Vì vậy, sò tai tượng đã được liệt kê vào danh sách những động vật hoang dã, thủy sản quý hiếm bị Nhà nước cấm vận chuyển, buôn bán trái phép dưới mọi hình thức. Nếu khai thác, vận chuyển, kinh doanh, buôn bán trái phép sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài việc bị cơ quan chức năng cấm khai thác, xử phạt nặng, việc lặn bắt sò tượng cũng rất nguy hiểm nhưng do lợi nhuận mang về của sò tai tượng quá cao nên một số ngư dân vẫn lén lút khai thác.
"Tại Ðiều 190 Bộ luật Hình sự quy định: Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng; cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. Trong trường hợp phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm; săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc trong thời gian bị cấm; gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm". |