Cận cảnh loài khỉ có vòi duy nhất trên thế giới

Cận cảnh loài khỉ có vòi duy nhất trên thế giới

Điểm dễ nhận biết nhất ở loài khỉ này là chúng có chiếc mũi to, dài bất thường, đặc biệt ở con đực. Mũi một số con đực có thể dài tới 18 cm và rộng bè sang hai bên. Mũi con cái ngắn và thuôn nhọn hơn.

Là một loài động vật đặc hữu của đảo Borneo (thuộc Indonesia, Malaysia và Brunei),  khỉ vòi hay khỉ mũi vòi (Nasalis larvatus) là một trong những loài linh trưởng kỳ lạ nhất thế giới.
Là một loài động vật đặc hữu của đảo Borneo (thuộc Indonesia, Malaysia và Brunei), khỉ vòi hay khỉ mũi vòi (Nasalis larvatus) là một trong những loài linh trưởng kỳ lạ nhất thế giới.
Về ngoại hình, đây là một trong những loài khỉ lớn nhất châu Á. Con đực có chiều dài đầu - thân khoảng 66 đến 76 và cân nặng 16 – 35 kg. Con cái nhỏ hơn con đực đáng kể.
Về ngoại hình, đây là một trong những loài khỉ lớn nhất châu Á. Con đực có chiều dài đầu - thân khoảng 66 đến 76 và cân nặng 16 – 35 kg. Con cái nhỏ hơn con đực đáng kể.
Điểm dễ nhận biết nhất ở loài khỉ này là chúng có chiếc mũi to, dài bất thường, đặc biệt ở con đực. Mũi con đực có thể dài tới 18 cm và rộng bè sang hai bên. Mũi con cái ngắn hơn và thuôn nhọn về đầu mũi.
Điểm dễ nhận biết nhất ở loài khỉ này là chúng có chiếc mũi to, dài bất thường, đặc biệt ở con đực. Mũi con đực có thể dài tới 18 cm và rộng bè sang hai bên. Mũi con cái ngắn hơn và thuôn nhọn về đầu mũi.
Chiếc mũi dài chính là điểm giúp con đực thu hút bạn tình vào mùa sinh sản. Cũng nhờ chiếc mũi này mà khỉ vòi có thể phát ra những tiếng hú vang xa hàng chục km.
Chiếc mũi dài chính là điểm giúp con đực thu hút bạn tình vào mùa sinh sản. Cũng nhờ chiếc mũi này mà khỉ vòi có thể phát ra những tiếng hú vang xa hàng chục km.
Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng chiếc mũi quá khổ không có lông giúp loài khỉ này làm mát cơ thể trong môi trường sống nóng ẩm. Hoặc chúng dùng mũi để khẳng định địa vị trong cộng đồng.
Ngoài ra, cũng có giả thuyết cho rằng chiếc mũi quá khổ không có lông giúp loài khỉ này làm mát cơ thể trong môi trường sống nóng ẩm. Hoặc chúng dùng mũi để khẳng định địa vị trong cộng đồng.
Ngoài cái mũi đặc biệt, khỉ vòi còn một đặc điểm ngoại hình độc đáo khác là cái bụng khá phệ. Thời xưa, chúng được cư dân địa phương gọi là "khỉ Hà Lan" như một sự chế nhạo những tên thực dân Hà Lan có cái bụng bự và mũi to khác người bản địa.
Ngoài cái mũi đặc biệt, khỉ vòi còn một đặc điểm ngoại hình độc đáo khác là cái bụng khá phệ. Thời xưa, chúng được cư dân địa phương gọi là "khỉ Hà Lan" như một sự chế nhạo những tên thực dân Hà Lan có cái bụng bự và mũi to khác người bản địa.
Bên cạnh ngoại hình kỳ dị, loài khỉ vòi còn có khả năng nhai lại thức ăn như một số loài móng guốc. Chúng sẽ nạp rất nhiều thức ăn vào bụng, sau đó lúc rảnh rỗi chúng sẽ thực hiện công việc nhai lại.
Bên cạnh ngoại hình kỳ dị, loài khỉ vòi còn có khả năng nhai lại thức ăn như một số loài móng guốc. Chúng sẽ nạp rất nhiều thức ăn vào bụng, sau đó lúc rảnh rỗi chúng sẽ thực hiện công việc nhai lại.
Tập tính nhai lại xuất phát từ việc thức ăn chủ yếu của khỉ vòi là lá cây, vốn không có nhiều chất dinh dưỡng. Việc nhai lại sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn năng lượng sống mà loại thực phẩm này có thể cung cấp.
Tập tính nhai lại xuất phát từ việc thức ăn chủ yếu của khỉ vòi là lá cây, vốn không có nhiều chất dinh dưỡng. Việc nhai lại sẽ giúp tận dụng tối đa nguồn năng lượng sống mà loại thực phẩm này có thể cung cấp.
Trên phương diện sinh sản, khi được 5 tuổi, các con khỉ cái sẽ bước vào kỳ sinh nở đầu tiên. Các cuộc giao phối thường diễn ra vào giữa tháng 2 và tháng 11 hàng năm. Thời gian khỉ mang thai kéo dài khoảng 166–200 ngày.
Trên phương diện sinh sản, khi được 5 tuổi, các con khỉ cái sẽ bước vào kỳ sinh nở đầu tiên. Các cuộc giao phối thường diễn ra vào giữa tháng 2 và tháng 11 hàng năm. Thời gian khỉ mang thai kéo dài khoảng 166–200 ngày.
Khỉ non bắt đầu ăn thức ăn đặc khi được sáu tuần tuổi và cai sữa khi được bảy tháng tuổi. Mũi của khỉ đực chỉ phát triển nhanh cho đến gần độ tuổi trưởng thành.
Khỉ non bắt đầu ăn thức ăn đặc khi được sáu tuần tuổi và cai sữa khi được bảy tháng tuổi. Mũi của khỉ đực chỉ phát triển nhanh cho đến gần độ tuổi trưởng thành.
Có hai phân loài của khỉ vòi đã được ghi nhận, gồm Nasalis larvatus larvatus, chiếm toàn bộ phạm vi phân bố, và Nasalis larvatus orientalis, chỉ hiện diện giới hạn ở Đông Bắc Kalimantan. Điểm khác biệt giữa hai phân loài là rất nhỏ.
Có hai phân loài của khỉ vòi đã được ghi nhận, gồm Nasalis larvatus larvatus, chiếm toàn bộ phạm vi phân bố, và Nasalis larvatus orientalis, chỉ hiện diện giới hạn ở Đông Bắc Kalimantan. Điểm khác biệt giữa hai phân loài là rất nhỏ.
Trong vòng 30–40 năm qua, số lượng cá thể của khỉ vòi đã sụt giảm 50%, nguyên nhân là những khó khăn trong việc sinh tồn và đặc biệt là sự săn bắn quá mức của con người. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng đã được xếp vào danh mục động vật Nguy cấp.
Trong vòng 30–40 năm qua, số lượng cá thể của khỉ vòi đã sụt giảm 50%, nguyên nhân là những khó khăn trong việc sinh tồn và đặc biệt là sự săn bắn quá mức của con người. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng đã được xếp vào danh mục động vật Nguy cấp.
Mời quý độc giả xem video: Khám phá thế giới của loài bọ ngựa | VTV2.

GALLERY MỚI NHẤT