Cận cảnh kẻ săn mồi khát máu nhất đảo Madagscar

Cận cảnh kẻ săn mồi khát máu nhất đảo Madagscar

Món ăn ưa thích của fossa là vượn cáo, loài linh trưởng đặc hữu của đảo Madagscar. Chúng có khả năng săn những con vượn cáo có kích thước tương đương với mình.

 Fossa hay cầy báo (Cryptoprocta ferox) là một loài thú ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn ở Madagascar, hòn đảo sở hữu hệ động vật đặc sắc hình thành từ quá trình tiến hóa độc lập do sự tách biệt về địa lý với các khu vực khác.
Fossa hay cầy báo (Cryptoprocta ferox) là một loài thú ăn thịt đứng đầu chuỗi thức ăn ở Madagascar, hòn đảo sở hữu hệ động vật đặc sắc hình thành từ quá trình tiến hóa độc lập do sự tách biệt về địa lý với các khu vực khác.
Là loài thú săn mồi lớn nhất Madagascar, fossa trưởng thành có chiều dài từ đầu đến hết thân 70–80 cm và cân nặng từ 5,5–8,6 kg, con đực lớn hơn so với con cái.
Là loài thú săn mồi lớn nhất Madagascar, fossa trưởng thành có chiều dài từ đầu đến hết thân 70–80 cm và cân nặng từ 5,5–8,6 kg, con đực lớn hơn so với con cái.
Chúng có ngoại hình như một dạng thu nhỏ của loài mèo lớn, chẳng hạn báo sư tử, nhưng với một cơ thể mảnh mai và tứ chi cơ bắp, cùng chiếc đuôi kéo dài gần bằng phần còn lại cơ thể.
Chúng có ngoại hình như một dạng thu nhỏ của loài mèo lớn, chẳng hạn báo sư tử, nhưng với một cơ thể mảnh mai và tứ chi cơ bắp, cùng chiếc đuôi kéo dài gần bằng phần còn lại cơ thể.
Việc phân loại sinh học fossa đã gây ra nhiều tranh cãi do nhiều đặc điểm cơ thể của chúng tương đồng với các loài họ Mèo, song một số nét khác chỉ ra mối quan hệ gần với họ Cầy, nhất là cầy hương và các loài họ hàng của chúng.
Việc phân loại sinh học fossa đã gây ra nhiều tranh cãi do nhiều đặc điểm cơ thể của chúng tương đồng với các loài họ Mèo, song một số nét khác chỉ ra mối quan hệ gần với họ Cầy, nhất là cầy hương và các loài họ hàng của chúng.
Mặc dù mật độ quần thể thường thấp, fossa phân bố rộng trên khắp Madagascar. Chúng thường sinh sống đơn độc trong rừng rậm, tích cực săn mồi cả ngày lẫn đêm.
Mặc dù mật độ quần thể thường thấp, fossa phân bố rộng trên khắp Madagascar. Chúng thường sinh sống đơn độc trong rừng rậm, tích cực săn mồi cả ngày lẫn đêm.
Món ăn ưa thích của fossa là các loài vượn cáo, nhóm linh trưởng đặc hữu của hòn đảo. Chúng có khả năng săn những con vượn cáo có kích thước tương đương với mình. Ngoài ra fossa cũng ăn các loài gặm nhấm, thằn lằn, chim và các động vật nhỏ khác.
Món ăn ưa thích của fossa là các loài vượn cáo, nhóm linh trưởng đặc hữu của hòn đảo. Chúng có khả năng săn những con vượn cáo có kích thước tương đương với mình. Ngoài ra fossa cũng ăn các loài gặm nhấm, thằn lằn, chim và các động vật nhỏ khác.
Loài vật này săn mồi cả ở dưới mặt đất và trên cây. Sở hữu móng vuốt bán co rút (gần giống mèo) và mắt cá chân linh hoạt, chúng có thể trèo lên xuống cây dễ dàng, đồng thời từ cây này sang cây khác một cách điêu luyện.
Loài vật này săn mồi cả ở dưới mặt đất và trên cây. Sở hữu móng vuốt bán co rút (gần giống mèo) và mắt cá chân linh hoạt, chúng có thể trèo lên xuống cây dễ dàng, đồng thời từ cây này sang cây khác một cách điêu luyện.
Fossa giao tiếp bằng âm thanh, mùi hương và các tín hiệu thị giác. Âm thanh phát ra gồm có tiếng rừ rừ, một tiếng kêu đe dọa, một tiếng kêu sợ hãi. Fossa cái kêu meo meo vào mùa giao phối và con đực phát ra tiếng thở dài khi tìm được một con cái.
Fossa giao tiếp bằng âm thanh, mùi hương và các tín hiệu thị giác. Âm thanh phát ra gồm có tiếng rừ rừ, một tiếng kêu đe dọa, một tiếng kêu sợ hãi. Fossa cái kêu meo meo vào mùa giao phối và con đực phát ra tiếng thở dài khi tìm được một con cái.
Trong suốt cả năm, fossa tiết ra mùi hương đánh dấu lãnh thổ trên đá, cây cối. Vào mùa giao phối, con đực đánh nhau dữ dội. Sau một cuộc chiến ngắn, con thua cuộc chạy đi và con chiến thắng đuổi theo sau một đoạn ngắn.
Trong suốt cả năm, fossa tiết ra mùi hương đánh dấu lãnh thổ trên đá, cây cối. Vào mùa giao phối, con đực đánh nhau dữ dội. Sau một cuộc chiến ngắn, con thua cuộc chạy đi và con chiến thắng đuổi theo sau một đoạn ngắn.
Các cặp fossa thường giao phối trên cây ngang, và mỗi cuộc có thể kéo dài vài giờ. Một lứa đẻ dao động từ một đến sáu con non. Fossa sơ sinh chưa mở mắt và không có răng.
Các cặp fossa thường giao phối trên cây ngang, và mỗi cuộc có thể kéo dài vài giờ. Một lứa đẻ dao động từ một đến sáu con non. Fossa sơ sinh chưa mở mắt và không có răng.
Fossa non cai sữa sau 4, 5 tháng và có khả năng hoạt động độc lập sau một năm. Chúng thuần thục về sinh dục khi được khoảng 3 đến 4 tuổi. Trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi thọ fossa đạt 20 năm.
Fossa non cai sữa sau 4, 5 tháng và có khả năng hoạt động độc lập sau một năm. Chúng thuần thục về sinh dục khi được khoảng 3 đến 4 tuổi. Trong điều kiện nuôi nhốt, tuổi thọ fossa đạt 20 năm.
Khi được nuôi nhốt, fossa có tính cách tương đối ôn hòa, đôi khi cho người nuôi vuốt ve. Một số con đực trưởng thành khá hung hăng, có thể cố gắng cắn trả.
Khi được nuôi nhốt, fossa có tính cách tương đối ôn hòa, đôi khi cho người nuôi vuốt ve. Một số con đực trưởng thành khá hung hăng, có thể cố gắng cắn trả.
Theo tục kiêng kỵ fady tại Madagascar, fossa bị coi như một con vật gây tai ương mà loài người phải xa lánh. Việc ăn thịt chúng là điều bị nghiêm cấm. Nhờ tập quán này mà fossa đã tránh được các cuộc tàn sát của con người.
Theo tục kiêng kỵ fady tại Madagascar, fossa bị coi như một con vật gây tai ương mà loài người phải xa lánh. Việc ăn thịt chúng là điều bị nghiêm cấm. Nhờ tập quán này mà fossa đã tránh được các cuộc tàn sát của con người.
Dù vậy, nạn phá rừng trên quy mô lớn đã khiến quần thể fossa suy giảm 30% trong thời gian từ năm 1987 và 2008. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng được đánh giá là "loài sắp nguy cấp".
Dù vậy, nạn phá rừng trên quy mô lớn đã khiến quần thể fossa suy giảm 30% trong thời gian từ năm 1987 và 2008. Trong Sách Đỏ IUCN, chúng được đánh giá là "loài sắp nguy cấp".
Fossa được thế giới biết đến rộng rãi từ năm 2005, khi chúng được mô tả như nhân vật phản diện trong bộ phim hoạt hình Madagascar của hãng DreamWork. Trong tác phẩm điện ảnh này, fossa hiện lên như một nỗi kinh hoàng của loài vượn cáo.
Fossa được thế giới biết đến rộng rãi từ năm 2005, khi chúng được mô tả như nhân vật phản diện trong bộ phim hoạt hình Madagascar của hãng DreamWork. Trong tác phẩm điện ảnh này, fossa hiện lên như một nỗi kinh hoàng của loài vượn cáo.
Mời quý độc giả xem video: Phiêu lưu trong hoang dã. Nguồn: VTV2.

GALLERY MỚI NHẤT