Cận cảnh huyền thoại của Thăng Long xưa - Đồng Thiên quán
Chùa Kim Cổ - Đồng Thiên quán từng có có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m2...
Quốc Lê
Tọa lạc tại số nhà 73 phố Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội,chùa Kim Cổ chính là Đồng Thiên quán xưa, một trong Thăng Long tứ quán (bốn đạo quán lớn của đạo Lão) trứ danh kinh thành Thăng Long một thuở.
Theo sử sách, chùa Kim Cổ xưa thuộc địa phận thôn Kim Cổ, tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long. Đây vốn là cung điện vua Lý Thánh Tông xây dựng cho Nguyên Phi Ỷ Lan.
Thời gian ở đây, bà Nguyên phi đã cho dựng Đồng Thiên quán để thực hành đạo Lão. Có chức năng tương tự như chùa trong Phật giáo, quán là nơi tu hành của những đạo sĩ theo Lão giáo.
Đầu thời Tây Sơn, Đồng Thiên quán được dời sang thôn An Thái, ở vị trí đình Yên Thái ngày nay (số 8 ngõ Tạm Thương). Trên khu nền quán cũ, dân làng Kim Cổ đã dựng ngôi đền thờ Linh Nhân Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Thời vua Tự Đức, cùng với việc mở rộng quy mô của đền thờ Ỷ Lan, các vị chư Phật cũng được đưa vào thờ tại đền, từ đó nơi này được gọi là chùa Kim Cổ.
Chùa từng có quy mô khá lớn, nhưng do quá trình đô thị hóa mà ngày nay chỉ còn rộng khoảng 150 m2. Cổng chùa hiện tại hướng ra phố Đường Thành. Cổ diêm giữa hai mái cổng đắp nổi 4 chữ “Kim Cổ cổ tự”.
Khu vực cổng và sân chùa từng bị người dân chiếm dụng trong nhiều thập niên. Đến năm 2011 phần diện tích này mới được giải tỏa trong cuộc trùng tu lớn, trả lại cho ngôi chùa cổ phần nào dáng vẻ vốn có.
Chính điện của chùa có kết cấu kiểu chữ Đinh (丁), gồm tiền đường và hậu cung. Công trình được xây ba gian theo kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta.
Hiện nay chùa Kim Cổ còn bảo lưu được được nhiều di vật quý, gồm 8 pho tượng Phật được tạo tác vào thế kỷ 19.
Cùng một số pho tượng Mẫu, tượng Chầu.
Ngoài các tượng, chùa còn có ba tấm bia và một quả chuông đồng có từ thời nhà Nguyễn, cùng các cửa võng, cuốn thư chạm rồng, hoành phi sơn son, câu đối... mang giá trị nghệ thuật cao.
Dấu tích của đạo Lão - tôn giáo gắn liền với Đồng Thiên quán xưa - chỉ còn thể hiện ở bộ tượng Tam Thanh. Các tượng này có kích cỡ tương đối nhỏ, mới được sư trụ trì đặt vào trước bàn thờ Phật thời gian gần đây.
Dù đã biến đổi nhiều do thời cuộc, chùa Kim Cổ - Đồng Thiên quán vẫn là một di tích lịch sử quý giá, có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu về quy hoạch của thành Thăng Long thời Lý.
Vào năm 1996, ngôi chùa từng nằm trong Thăng Long tứ quán này đã được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của Việt Nam.
Mời quý độc giả xem video: Đình làng Đình Bảng, tuyệt tác kiến trúc cổ Kinh Bắc - VTV1.
Ngôi đền trấn Nam huyền thoại thành Thăng Long xưa
(VietnamDaily) - Trong Thăng Long Tứ trấn, đền Kim Liên là ngôi đền được xây dựng muộn nhất. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di vật lịch sử quan trọng của thành Thăng Long xưa...
Nằm ở số 176 phố Kim Hoa, phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, đình và đền Kim Liên, còn gọi là đền Cao Sơn, là trấn phía Nam trong Tứ trấn huyền thoại của kinh thành Thăng Long xưa.
Chùa Liên Phái là một ngôi chùa cổ có giá trị lịch sử và kiến trúc đặc biệt của kinh thành Thăng Long xưa. Cùng xem loạt ảnh quý về ngôi chùa này năm 1952.
Cổng tam quan của chùa Liên Phái, Hà Nội năm 1952. Ngày nay chùa nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhà bia và khu chùa chính của chùa Liên Phái. Theo văn bia, chùa được xây dựng thời vua Lê Dụ Tông (1705 – 1729).
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.