Cận cảnh hạng mục công viên hồ Phú Hòa 5.000 tỷ sai phạm ở Quy Nhơn

Cận cảnh hạng mục công viên hồ Phú Hòa 5.000 tỷ sai phạm ở Quy Nhơn

Sau 4 năm khởi công, dự án Khu đô thị - du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa (TP Quy Nhơn) có tổng vốn 5.000 tỷ đồng vẫn còn ngổn ngang, hoang vắng.

Tháng 7/2015, dự án  Khu đô thị - du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa (TP Quy Nhơn) được khởi công xây dựng. Công trình thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) do liên doanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Thành An đầu tư.
Tháng 7/2015, dự án Khu đô thị - du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa (TP Quy Nhơn) được khởi công xây dựng. Công trình thực hiện theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) do liên doanh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Thành An đầu tư.
Hạng mục công viên hồ Phú Hòa trong tình trạng thi công dở dang. Người dân địa phương thường gọi hồ nước này là "Ao cá Bác Hồ", từng rộng đến 120 ha và là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ dân TP Quy Nhơn. Tuy nhiên, giờ đây doanh nghiệp san lấp hồ chỉ còn lại vài chục ha.
Hạng mục công viên hồ Phú Hòa trong tình trạng thi công dở dang. Người dân địa phương thường gọi hồ nước này là "Ao cá Bác Hồ", từng rộng đến 120 ha và là nơi mưu sinh của hàng trăm hộ dân TP Quy Nhơn. Tuy nhiên, giờ đây doanh nghiệp san lấp hồ chỉ còn lại vài chục ha.
Một xà lan dùng bơm, hút cát phơi nắng, phơi mưa gỉ sét giữa hồ. Ngày 9/8 vừa qua, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra về trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Định trong việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm ở hai dự án BT gồm: Đường Điện Biên Phủ kéo dài, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hòa (thực hiện theo hình thức BT) và dự án thanh toán (Khu đô thị - du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa).
Một xà lan dùng bơm, hút cát phơi nắng, phơi mưa gỉ sét giữa hồ. Ngày 9/8 vừa qua, Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận thanh tra về trách nhiệm của UBND tỉnh Bình Định trong việc quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn. Thanh tra Chính phủ chỉ rõ hàng loạt sai phạm ở hai dự án BT gồm: Đường Điện Biên Phủ kéo dài, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước hồ Phú Hòa (thực hiện theo hình thức BT) và dự án thanh toán (Khu đô thị - du lịch - văn hóa - thể thao hồ Phú Hòa).
Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, chưa được bàn giao mặt bằng, nhà đầu tư đã triển khai thi công ở hai dự án BT khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công và giấy phép xây dựng là vi phạm quy định quản lý xây dựng.
Theo kết luận Thanh tra Chính phủ, chưa được bàn giao mặt bằng, nhà đầu tư đã triển khai thi công ở hai dự án BT khi chưa có thiết kế bản vẽ thi công, biện pháp thi công và giấy phép xây dựng là vi phạm quy định quản lý xây dựng.
Bình Định cho phép doanh nghiệp đào lấy đất đèo Son để thông tuyến đường Ngô Mây đấu nối vào khu đô thị. Tuy nhiên, sau nhiều năm khởi công, tiến độ tuyến đường chậm kéo dài. Nhà đầu tư đã đào, khoét đất đồi khu vực này đắp nền cho dự án đường Điện Biên Phủ nối dài và san lấp mặt bằng làm khu đô thị hồ Phú Hòa.
Bình Định cho phép doanh nghiệp đào lấy đất đèo Son để thông tuyến đường Ngô Mây đấu nối vào khu đô thị. Tuy nhiên, sau nhiều năm khởi công, tiến độ tuyến đường chậm kéo dài. Nhà đầu tư đã đào, khoét đất đồi khu vực này đắp nền cho dự án đường Điện Biên Phủ nối dài và san lấp mặt bằng làm khu đô thị hồ Phú Hòa.
Sau 4 năm, nhà đầu tư huy động các phương tiện cơ giới đào bới, nạo vét, san lấp xung quanh hồ. Theo người dân địa phương, tháng 4/2017, doanh nghiệp đổ đất lấn một đoạn sông Hà Thanh để làm mặt bằng thi công cầu Điện Biên Phủ, gây ngập lụt nghiêm trọng các khu dân cư.
Sau 4 năm, nhà đầu tư huy động các phương tiện cơ giới đào bới, nạo vét, san lấp xung quanh hồ. Theo người dân địa phương, tháng 4/2017, doanh nghiệp đổ đất lấn một đoạn sông Hà Thanh để làm mặt bằng thi công cầu Điện Biên Phủ, gây ngập lụt nghiêm trọng các khu dân cư.
Tiến độ dự án chậm kéo dài, đến nay công trường vẫn là bãi đất trống hoang vắng. “Hồ Phú Hòa được ví như lá phổi xanh điều hòa khí hậu, không gian điều tiết lũ cho TP Quy Nhơn. Giờ hồ bị thu hẹp, công trình thoát nước đang bị lấp thì nhiều khu dân cư xung quanh có nguy cơ bị nhấn chìm vào mùa mưa lũ”, ông Nguyễn Danh (ngụ phường Nhơn Phú) nói.
Tiến độ dự án chậm kéo dài, đến nay công trường vẫn là bãi đất trống hoang vắng. “Hồ Phú Hòa được ví như lá phổi xanh điều hòa khí hậu, không gian điều tiết lũ cho TP Quy Nhơn. Giờ hồ bị thu hẹp, công trình thoát nước đang bị lấp thì nhiều khu dân cư xung quanh có nguy cơ bị nhấn chìm vào mùa mưa lũ”, ông Nguyễn Danh (ngụ phường Nhơn Phú) nói.
Hạng mục thoát nước thi công dở dang trong khu đô thị Phú Hòa. Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho biết sau năm 1975, chính quyền thị xã Quy Nhơn (nay là TP Quy Nhơn) từng vận động người dân đào mở rộng hồ Phú Hòa vừa tạo sinh kế vừa điều tiết lũ nước sông Hà Thanh, giải quyết ngập úng phía nam Quy Nhơn.
Hạng mục thoát nước thi công dở dang trong khu đô thị Phú Hòa. Ông Tô Tử Thanh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bình Định, cho biết sau năm 1975, chính quyền thị xã Quy Nhơn (nay là TP Quy Nhơn) từng vận động người dân đào mở rộng hồ Phú Hòa vừa tạo sinh kế vừa điều tiết lũ nước sông Hà Thanh, giải quyết ngập úng phía nam Quy Nhơn.
"Tôi xót xa khi gần một nửa hồ Phú Hòa đã bị san lấp. Các địa phương khác, không có núi thì họ tìm cách chuyển đồi thành núi, không có hồ thì đào hồ điều hòa không khí trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vậy mà Quy Nhơn có núi, có hồ thì cho doanh nghiệp tàn phá, lấp đi, phá hủy môi trường”, ông Thanh nói.
"Tôi xót xa khi gần một nửa hồ Phú Hòa đã bị san lấp. Các địa phương khác, không có núi thì họ tìm cách chuyển đồi thành núi, không có hồ thì đào hồ điều hòa không khí trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vậy mà Quy Nhơn có núi, có hồ thì cho doanh nghiệp tàn phá, lấp đi, phá hủy môi trường”, ông Thanh nói.
Vật liệu vương vãi bên hạng mục mương thoát nước thi công dở dang. Công trường dự án vắng bóng người suốt nhiều tháng qua.
Vật liệu vương vãi bên hạng mục mương thoát nước thi công dở dang. Công trường dự án vắng bóng người suốt nhiều tháng qua.
Hàng loạt phương tiện cơ giới "đứng bánh" phơi nắng, phơi mưa trên công trường. Theo Thanh tra Chính phủ, dù Bình Định đã dùng ngân sách địa phương tạm ứng theo hợp đồng cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc 201 tỷ đồng, đến nay vẫn còn dư ứng hơn 137 tỷ đồng quá thời hạn hoàn thành khối lượng thanh toán chưa được thu hồi.
Hàng loạt phương tiện cơ giới "đứng bánh" phơi nắng, phơi mưa trên công trường. Theo Thanh tra Chính phủ, dù Bình Định đã dùng ngân sách địa phương tạm ứng theo hợp đồng cho Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc 201 tỷ đồng, đến nay vẫn còn dư ứng hơn 137 tỷ đồng quá thời hạn hoàn thành khối lượng thanh toán chưa được thu hồi.
Vật liệu tập kết đến công trường nhưng chưa được ốp vỉa hè. Thanh tra Chính phủ cho biết thêm nhà đầu tư chậm ứng kinh phí rà phá bom mìn vật nổ, chưa làm thủ tục chuyển đổi 7,6 ha rừng phòng hộ, chậm xây khu tái định cư khiến tiến độ dự án chậm kéo dài gây bức xúc cho người dân. Ban Quản lý dự án thiếu quyết liệt trong xử lý nhà đầu tư sai phạm.
Vật liệu tập kết đến công trường nhưng chưa được ốp vỉa hè. Thanh tra Chính phủ cho biết thêm nhà đầu tư chậm ứng kinh phí rà phá bom mìn vật nổ, chưa làm thủ tục chuyển đổi 7,6 ha rừng phòng hộ, chậm xây khu tái định cư khiến tiến độ dự án chậm kéo dài gây bức xúc cho người dân. Ban Quản lý dự án thiếu quyết liệt trong xử lý nhà đầu tư sai phạm.
Vị trí hồ Phú Hòa. Ảnh: Google Maps.
Vị trí hồ Phú Hòa. Ảnh: Google Maps.

GALLERY MỚI NHẤT