Cận cảnh hai tuyệt tác kiến trúc của cung Bảo Định xưa ở Huế

Cận cảnh hai tuyệt tác kiến trúc của cung Bảo Định xưa ở Huế

Cung Bảo Định xưa là một quần thể kiến trúc bề thế nằm ở bờ Bắc sông Ngự Hà, nay là góc đường Nguyễn Trãi - Ngô Thế Lân của TP Huế. Năm 1908 cung bị triệt giải, các công trình chính được di dời và tồn tại đến nay...

1. Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, tòa nhà Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là điện Long An - chính điện của cung Bảo Định xưa. Công trình này được coi là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại ở Huế.
1. Tọa lạc tại số 3 Lê Trực, tòa nhà Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế chính là điện Long An - chính điện của cung Bảo Định xưa. Công trình này được coi là cung điện có kiến trúc hoa mỹ bậc nhất của nhà Nguyễn còn tồn tại ở Huế.
Điện Long An được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”, đặt trên nền cao 1,1 mét, vỉa ốp đá thanh.
Điện Long An được xây kiểu “trùng thiềm điệp ốc” như nhiều cung điện khác ở Huế, gồm hai tòa nhà song song, nhà trước 7 gian với 8 bộ “vì kèo chồng rường giả thủ”, nhà sau 5 gian với 6 bộ “vì kèo cánh ác”, đặt trên nền cao 1,1 mét, vỉa ốp đá thanh.
Phần mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.
Phần mái điện lợp ngói hoàng lưu ly, được chia làm ba tầng giống như phần mái của điện Thái Hòa trong Hoàng thành. Bờ nóc trên đỉnh mái và dải cổ diêm ngăn cách giữa mái thượng và mái hạ trang trí nhiều hoa văn sinh động.
Ðiểm đặc biệt nổi bật ở nghệ thuật kiến trúc điện Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật. Khác với đa số cung điện ở Huế, những chi tiết gỗ của điện Long An không sơn son thếp vàng mà chỉ để mộc trơn và chạm trổ tinh xảo.
Ðiểm đặc biệt nổi bật ở nghệ thuật kiến trúc điện Long An là sự kết hợp hài hòa giữa kết cấu kiến trúc và trang trí mỹ thuật. Khác với đa số cung điện ở Huế, những chi tiết gỗ của điện Long An không sơn son thếp vàng mà chỉ để mộc trơn và chạm trổ tinh xảo.
Tám bộ vì kèo nóc tiền điện không được thiết kế theo lối chồng rường giả thủ thông thường mà là 8 đồ án lưỡng long tranh châu liền khối đồ sộ, được các nghệ nhân Huế xưa thực hiện bằng nghệ thuật chạm lộng.
Tám bộ vì kèo nóc tiền điện không được thiết kế theo lối chồng rường giả thủ thông thường mà là 8 đồ án lưỡng long tranh châu liền khối đồ sộ, được các nghệ nhân Huế xưa thực hiện bằng nghệ thuật chạm lộng.
Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế. Đáng chú ý trong hệ thống trang trí là những bài thơ, hầu hết là do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác.
Phần trang trí nội thất chính của ngôi điện là các liên ba, đồ bản chạm khắc theo lối nhất thi nhất họa và nhất tự nhất họa phổ biến trong các cung điện Huế. Đáng chú ý trong hệ thống trang trí là những bài thơ, hầu hết là do đích thân vua Thiệu Trị sáng tác.
2. Tọa lạc ở số 1 đường 23 tháng 8, Quốc Tử Giám là nơi đào tạo các nhân tài cho nhà Nguyễn ở Huế. Công trình trung tâm của di tích này là tòa nhà Di Luân Đường. Đây chính là điện Minh Trung, một cung điện nằm trong quần thể kiến trúc của cung Bảo Định xưa.
2. Tọa lạc ở số 1 đường 23 tháng 8, Quốc Tử Giám là nơi đào tạo các nhân tài cho nhà Nguyễn ở Huế. Công trình trung tâm của di tích này là tòa nhà Di Luân Đường. Đây chính là điện Minh Trung, một cung điện nằm trong quần thể kiến trúc của cung Bảo Định xưa.
Di Luân Đường được coi là một dạng khá đặc biệt của kiến trúc cung đình Huế: Kiểu “đường” là chính nhưng pha trộn cả kiểu “các”, gần tương tự kiến trúc tòa Thái Bình Lâu ở bên trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, Di Luân Đường có quy mô lớn hơn và hình thức phức tạp hơn nhiều.
Di Luân Đường được coi là một dạng khá đặc biệt của kiến trúc cung đình Huế: Kiểu “đường” là chính nhưng pha trộn cả kiểu “các”, gần tương tự kiến trúc tòa Thái Bình Lâu ở bên trong Tử Cấm Thành. Tuy nhiên, Di Luân Đường có quy mô lớn hơn và hình thức phức tạp hơn nhiều.
Về tổng thể, đây là một tòa nhà hai tầng, tầng dưới kiểu nhà kép gồm một căn nhà ba gian hai chái nối với một căn nhà một gian. Tầng hai là một căn nhà vuông kiểu một gian bốn chái.
Về tổng thể, đây là một tòa nhà hai tầng, tầng dưới kiểu nhà kép gồm một căn nhà ba gian hai chái nối với một căn nhà một gian. Tầng hai là một căn nhà vuông kiểu một gian bốn chái.
Bốn mặt công trình đều có ba hệ thống bậc cấp, mỗi hệ thống gồm 5 bậc. Riêng ở phía Nam và phía Bắc, hệ thống bậc chính giữa rộng hơn và hai bên chạm hình rồng thành bậc. Các hệ thống bậc cấp còn lại chạm hình giao khá đơn giản.
Bốn mặt công trình đều có ba hệ thống bậc cấp, mỗi hệ thống gồm 5 bậc. Riêng ở phía Nam và phía Bắc, hệ thống bậc chính giữa rộng hơn và hai bên chạm hình rồng thành bậc. Các hệ thống bậc cấp còn lại chạm hình giao khá đơn giản.
Tầng một của Di Luân Đường hiện nay được dùng làm không gian trưng bày các chuyên đề không cố định. Tầng hai dành cho việc thờ tự, ở chính giữa đặt toàn bộ bài vị Khổng Tử và đồ đệ của ông.
Tầng một của Di Luân Đường hiện nay được dùng làm không gian trưng bày các chuyên đề không cố định. Tầng hai dành cho việc thờ tự, ở chính giữa đặt toàn bộ bài vị Khổng Tử và đồ đệ của ông.
Mái Di Luân Đường chia làm hai tầng, phần lớn được lợp bằng ngói âm dương tráng men vàng. Riêng mặt Đông, Tây và phần mái lưa chạy bao quanh bên dưới của mái hạ lợp bằng ngói liệt chiếu...
Mái Di Luân Đường chia làm hai tầng, phần lớn được lợp bằng ngói âm dương tráng men vàng. Riêng mặt Đông, Tây và phần mái lưa chạy bao quanh bên dưới của mái hạ lợp bằng ngói liệt chiếu...
Mời quý độc giả xem video: Huế - Bóng Dáng Kinh Đô Xưa | VTV Travel.

GALLERY MỚI NHẤT