Cận cảnh giống ngựa đặc biệt ở Việt Nam

Cận cảnh giống ngựa đặc biệt ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Giống ngựa Việt Nam hay còn gọi là ngựa nội rất phổ biến ở các vùng đồi núi trung du phía Bắc Việt Nam.

 Giống ngựa Việt Nam được nuôi nhiều ở các tỉnh như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, và nuôi với số lượng ít hơn ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh phú, Phú Thọ, Hoà Bình, Bắc Giang...
Giống ngựa Việt Nam được nuôi nhiều ở các tỉnh như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Thái Nguyên, và nuôi với số lượng ít hơn ở các tỉnh Quảng Ninh, Vĩnh phú, Phú Thọ, Hoà Bình, Bắc Giang...
Nhìn chung, đây là ngựa địa phương thuần chủng, trừ một số rất ít ở gần các trại hoặc các trạm truyền giống hồi thuộc Pháp có lai với ngựa Arập và một số ít ngựa ở các tỉnh gần biên giới Việt Trung có pha tạp ngựa Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc).
Nhìn chung, đây là ngựa địa phương thuần chủng, trừ một số rất ít ở gần các trại hoặc các trạm truyền giống hồi thuộc Pháp có lai với ngựa Arập và một số ít ngựa ở các tỉnh gần biên giới Việt Trung có pha tạp ngựa Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc).
Ngựa đực có tầm vóc thấp nhỏ nhưng xương thịt, gân cốt kết cấu tương đối vững chắc, gọn gàng; khi trưởng thành có khối lượng 150-170kg. Kích thước của ngựa đực lớn hơn ngựa cái một chút.
Ngựa đực có tầm vóc thấp nhỏ nhưng xương thịt, gân cốt kết cấu tương đối vững chắc, gọn gàng; khi trưởng thành có khối lượng 150-170kg. Kích thước của ngựa đực lớn hơn ngựa cái một chút.
Thể chất của giống ngựa này thô, săn.
Thể chất của giống ngựa này thô, săn.
Ngựa có dạng hình chữ nhật, chiều cao và chiều dài tương đương nhau, hoặc chiều dài hơn chiều cao một ít, mép trên ở cổ ít chếch, ở tư thế nằm ngang nhiều hơn làm cho ngựa có vẻ dài hơn.
Ngựa có dạng hình chữ nhật, chiều cao và chiều dài tương đương nhau, hoặc chiều dài hơn chiều cao một ít, mép trên ở cổ ít chếch, ở tư thế nằm ngang nhiều hơn làm cho ngựa có vẻ dài hơn.
Nhìn bán diện, vai, bụng mông của giống ngựa Việt Nam phình ra, còn sau vai và hông thì co lại, lưng hơi võng.
Nhìn bán diện, vai, bụng mông của giống ngựa Việt Nam phình ra, còn sau vai và hông thì co lại, lưng hơi võng.
Ngựa cái tương tự ngựa đực nhưng ít thô hơn.
Ngựa cái tương tự ngựa đực nhưng ít thô hơn.
Lông giống ngựa này thay đổi màu sắc theo mùa vụ, điều kiện thời tiết để thích hợp với ngoại cảnh. Mùa hè lông ngắn và bóng mượt, còn mùa đông lông dài và thô.
Lông giống ngựa này thay đổi màu sắc theo mùa vụ, điều kiện thời tiết để thích hợp với ngoại cảnh. Mùa hè lông ngắn và bóng mượt, còn mùa đông lông dài và thô.
Các màu chủ yếu của giống ngựa Việt Nam là vàng, vàng nhạt, vàng thẫm, hồng, nâu, tía, xám... Lông bờm, đuôi và tứ chi ngựa thường có màu đen hoặc hơi thẫm hơn màu lông của mình. Trong hình là một loài ngựa thuộc giống ngựa Việt Nam với màu sắc khá lạ.
Các màu chủ yếu của giống ngựa Việt Nam là vàng, vàng nhạt, vàng thẫm, hồng, nâu, tía, xám... Lông bờm, đuôi và tứ chi ngựa thường có màu đen hoặc hơi thẫm hơn màu lông của mình. Trong hình là một loài ngựa thuộc giống ngựa Việt Nam với màu sắc khá lạ.

GALLERY MỚI NHẤT