Cận cảnh cuộc sống chung với lũ trên nhà phao của người dân Tân Hóa

Cận cảnh cuộc sống chung với lũ trên nhà phao của người dân Tân Hóa

Từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà phao lợp tôn màu xanh nổi bật giữa dòng nước lũ. Người dân "rốn lũ" Tân Hóa đã thích ứng, sống chung với lũ lụt một cách bình yên.

“Rốn lũ” Tân Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình được ví như một túi đựng nước khổng lồ. Do địa hình trũng thấp, ba bề là núi cao, mọi nguồn nước đổ về đều tập trung tại đây nhưng lối thoát duy nhất chỉ là một hang núi hẹp. Đến chiều 20/9, tại đây đã có gần 430 ngôi nhà bị ngập từ 0,5-1,5.
“Rốn lũ” Tân Hoá, huyện Minh Hoá, Quảng Bình được ví như một túi đựng nước khổng lồ. Do địa hình trũng thấp, ba bề là núi cao, mọi nguồn nước đổ về đều tập trung tại đây nhưng lối thoát duy nhất chỉ là một hang núi hẹp. Đến chiều 20/9, tại đây đã có gần 430 ngôi nhà bị ngập từ 0,5-1,5.
Những năm trước, mỗi đợt lũ bà con phải lên núi trú ẩn. Khi trở về, mọi tài sản, hoa màu đều bị nước cuốn trôi, cuộc sống của người dân vì thế rất khó khăn, phải phụ thuộc vào sự quyên góp, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước.
Những năm trước, mỗi đợt lũ bà con phải lên núi trú ẩn. Khi trở về, mọi tài sản, hoa màu đều bị nước cuốn trôi, cuộc sống của người dân vì thế rất khó khăn, phải phụ thuộc vào sự quyên góp, ủng hộ của nhiều tổ chức, cá nhân trên khắp cả nước.
Sau trận lũ lịch sử năm 2010, vào năm 2011, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để "sống chung với lũ". Tiếp thu kinh nghiệm làm bè tránh lũ của bà con, từ năm 2014 mẫu nhà phao đã dần được cải tiến và bổ sung các kỹ thuật phù hợp để đảm bảo độ an toàn, trở thành lựa chọn tối ưu cho người dân vùng lũ Tân Hóa. Người dân ở đây cho biết, khi nước đến mép sân thì cả nhà chuyển lên nhà phao sống và sinh hoạt. Ảnh: CTV
Sau trận lũ lịch sử năm 2010, vào năm 2011, người dân xã Tân Hóa đã có sáng kiến làm bè phao để "sống chung với lũ". Tiếp thu kinh nghiệm làm bè tránh lũ của bà con, từ năm 2014 mẫu nhà phao đã dần được cải tiến và bổ sung các kỹ thuật phù hợp để đảm bảo độ an toàn, trở thành lựa chọn tối ưu cho người dân vùng lũ Tân Hóa. Người dân ở đây cho biết, khi nước đến mép sân thì cả nhà chuyển lên nhà phao sống và sinh hoạt. Ảnh: CTV
Em Trương Tâm Đan, thôn 2 Yên Thọ chuẩn bị bữa tối cho gia đình trên nhà phao. Ảnh: CTV
Em Trương Tâm Đan, thôn 2 Yên Thọ chuẩn bị bữa tối cho gia đình trên nhà phao. Ảnh: CTV
"Khi được cảnh báo sẽ có lũ, chúng tôi đã di dời đồ đạc, tài sản lên nhà phao cất giữ. Sau đó tích trữ lương thực, nước uống cho khoảng 10-15 ngày. Nước đến mép sân thì cả nhà chuyển lên nhà phao sống và sinh hoạt. Nước dâng đến đâu, nhà nổi đến đó nên chúng tôi rất yên tâm", bà Đinh Thị Thu, một người dân chia sẻ. Bên trong một ngôi nhà phao, người dân đã chuyển hết đồ đạc lên khi có cảnh báo mưa lũ. Ảnh CTV
"Khi được cảnh báo sẽ có lũ, chúng tôi đã di dời đồ đạc, tài sản lên nhà phao cất giữ. Sau đó tích trữ lương thực, nước uống cho khoảng 10-15 ngày. Nước đến mép sân thì cả nhà chuyển lên nhà phao sống và sinh hoạt. Nước dâng đến đâu, nhà nổi đến đó nên chúng tôi rất yên tâm", bà Đinh Thị Thu, một người dân chia sẻ. Bên trong một ngôi nhà phao, người dân đã chuyển hết đồ đạc lên khi có cảnh báo mưa lũ. Ảnh CTV
Cũng theo bà Thu, người dân sinh hoạt trên nhà phao bình thường như ngôi nhà chính. Thậm chí khi nước rút sẽ để lại một lượng lớn phù sa bồi đắp, giúp đất đai thêm màu mỡ, bà con canh tác thuận lợi.
Cũng theo bà Thu, người dân sinh hoạt trên nhà phao bình thường như ngôi nhà chính. Thậm chí khi nước rút sẽ để lại một lượng lớn phù sa bồi đắp, giúp đất đai thêm màu mỡ, bà con canh tác thuận lợi.
Từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà phao có mái tôn màu xanh nổi bật giữa dòng nước lũ đục ngầu. Nước dâng đến đâu, nhà phao nổi đến đó. Để thuận tiện di chuyển trong làng, mỗi gia đình đều có thuyền để đi lại.
Từ trên cao nhìn xuống, những ngôi nhà phao có mái tôn màu xanh nổi bật giữa dòng nước lũ đục ngầu. Nước dâng đến đâu, nhà phao nổi đến đó. Để thuận tiện di chuyển trong làng, mỗi gia đình đều có thuyền để đi lại.
Trước đó, đàn vật nuôi đã được di chuyển lên khu vực núi cao tránh lũ. Hằng ngày người dân sẽ chèo thuyền đi cắt cỏ và cho chúng ăn. Ông Trương Thanh Duẫn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Người dân Tân Hóa không còn cảm giác hoảng sợ khi lũ về, thay vào đó, họ cảm thấy lũ lụt là điều bình thường”. Nhà phao trở thành homestay đón khách du lịch. Ảnh: Oxalis
Trước đó, đàn vật nuôi đã được di chuyển lên khu vực núi cao tránh lũ. Hằng ngày người dân sẽ chèo thuyền đi cắt cỏ và cho chúng ăn. Ông Trương Thanh Duẫn, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Người dân Tân Hóa không còn cảm giác hoảng sợ khi lũ về, thay vào đó, họ cảm thấy lũ lụt là điều bình thường”. Nhà phao trở thành homestay đón khách du lịch. Ảnh: Oxalis
Từ một làng quê nghèo, mưa lũ, chật vật mưu sinh dưới những lèn núi đá vôi, Tân Hóa bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch. Việc du khách của các tour khám phá Tú Làn cùng trải nghiệm dịch vụ ăn tối tại nhà dân đi kèm các sản phẩm du lịch thích ứng với thời tiết đã mang đến việc làm, nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Du khách chèo sub đi quanh làng. Ảnh: Oxalis
Từ một làng quê nghèo, mưa lũ, chật vật mưu sinh dưới những lèn núi đá vôi, Tân Hóa bắt đầu tham gia vào hoạt động du lịch. Việc du khách của các tour khám phá Tú Làn cùng trải nghiệm dịch vụ ăn tối tại nhà dân đi kèm các sản phẩm du lịch thích ứng với thời tiết đã mang đến việc làm, nguồn thu nhập cho người dân địa phương. Du khách chèo sub đi quanh làng. Ảnh: Oxalis
Em bé chào khách khi đang tránh trú trên ngôi nhà phao. Ảnh: Oxalis
Em bé chào khách khi đang tránh trú trên ngôi nhà phao. Ảnh: Oxalis

GALLERY MỚI NHẤT