Cận cảnh cuộc sống bi thảm ở lãnh cung Tử Cấm Thành

Lãnh cung là ác mộng đối với những phi tần, mỹ nữ chốn hậu cung. Cuộc sống khổ cực, đau đớn nơi đây với họ không khác gì địa ngục trần gian.

Thông qua các bộ phim cổ trang về hoàng cung thời xưa, nhiều người biết được khái niệm lãnh cung, phi tần, thất sủng… Tuy nhiên, sự thật về cuộc sống của họ chốn thâm cung còn nhiều bí ẩn vẫn chưa được tiết lộ trên phim. Nhiều mỹ nhân bạc mệnh đã trải qua những tháng ngày “dở sống dở chết” chốn cung cấm.
Với hàng ngàn phi tần vây quanh Hoàng đế, để có được một chỗ đứng trong lòng vua là điều vô cùng khó khăn đối với các mỹ nhân. Nhiều người đẹp trong cung đã ra sức tranh đấu có được một lần ân sủng để không bị quên lãng chốn hoàng cung này. Họ đấu tranh không chỉ để có được tình yêu của vua, mà còn vì để có được cơ hội sống sót. Những phi tần kém may mắn không được Hoàng đế ân sủng hoặc cả đời không sinh con được thì sau khi Hoàng đế băng hà sẽ sống cả cuộc đời còn lại cô độc trong lãnh cung hoặc trong lăng tẩm của Hoàng đế cho đến khi chết mới được đem chôn cất xung quanh lăng.
Can canh cuoc song bi tham o lanh cung Tu Cam Thanh
 
Lãnh cung là một nơi đáng sợ trong cung
Mặc dù ai cũng phải tranh giành sự ân sủng đó, tuy nhiên kết quả thế nào còn dựa vào bản lĩnh và trí óc của từng người đẹp. Mỗi phi tần có cách thức tranh đầu khác nhau khiến khiến cho cuộc chiến trong cung cấm trở nên đa dạng nhưng không kém phần tàn khốc.
Những cái chết bi thảm chốn lãnh cung
Theo lịch sử, vào thời Quang Tự nhà Thanh, Trân Phi mà hoàng đế Quang Tự yêu mến bị Từ Hy Thái Hậu giam lỏng tại gian phòng phía bắc của Cát Cảnh Kỳ. Rồi sau đó mỹ nhân bạc mệnh này bị Thái Hậu cho người ép nhảy xuống giếng mà chết.
Còn vào thời nhà Minh, Cung Càn Tây ở phía tây Ngự Hoa Viên được sử dụng làm lãnh cung. Khách Thị là nhũ mẫu của Hoàng đế Minh Hy Tông - Chu Du Hiệu. Khách Thị cấu kết với thái giám Ngụy Trung Hiền và nắm nhiều quyền thế trong cung. Tất cả những người không vừa ý Khách Thị đều bị hãm hại. Như Trương Dụ Phi có lời qua tiếng lại với Khách Thị nên bà ấy đã ôm hận trong lòng và đặt điều nói xấu Dụ Phi trước mặt Hoàng đế Hy Tông. Ả nói rằng đứa con mà Trương Dụ Phi mang trong mình không phải là cốt nhục của hoàng đế.
Can canh cuoc song bi tham o lanh cung Tu Cam Thanh-Hinh-2

Ngay khi nghe tin này, Hy Tông đã cảm thấy vô cùng tức giận và lập tức tống Trương Dụ Phi vào lãnh cung ở vị trí sau này là Ngự Hoa Viên của nhà Thanh. Trong suốt thời gian bị nhốt ở đây, Khách Thị cũng không cho người mang đồ ăn đến đầy đủ khiến cho Trương Dụ Phi bị chết đói thê thảm chốn cung cấm.
Một thời gian sau, Thành Phi - một phi tần khác của Hy Tông - có lòng tốt, đã đem câu chuyện bi thảm của Trương Dụ Phi giải thích với hoàng đế. Thế nhưng cũng như Dụ Phi, Thành Phi bị Khách Thị biết được chuyện này và tìm cách hãm hại bằng cách làm giả chỉ dụ của hoàng đế giam Thành Phi vào lãnh cung. Thành Phi đoán biết trước được tương lai của mình trong lãnh cung nên đã chủ động giấu sẵn đồ ăn và thoát được cảnh chết đói.
Cấm cung cho gái “quả phụ”
Thường các vị hoàng đế Trung Quốc yểu mệnh do hoang dâm vô độ hoặc sức khỏe vốn yếu ớt lại phải gánh nhiều trọng trách nặng nề của đất nước.
Vì thế, khi nhiều vị hoàng đế đã băng hà, cung tần mỹ nữ của họ vẫn còn “tồn kho” rất nhiều, đa phần trong số đó tuổi đời rất trẻ.
Có những phi tần, cung nữ khi hoàng đế mất cũng chỉ bước vào lứa tuổi 18, 20. Tuy nhiên theo quy định của hoàng cung, cuộc đời sau này của họ sẽ chỉ sống để thờ chồng mà không được phép lấy chồng khác.
Vì thế, sau khi hoàng đế mất, những phi tần, cung nữ thường bị đẩy vào những cung cấm chỉ dành cho gái quả phụ như: Từ Ninh cung, Thọ An cung hoặc Thọ Khang cung. Đối với những người tuổi xuân còn phơi phới và căng tràn nhựa sống như những cô gái trên lại bị đẩy vào chốn lãnh cung sống để thờ chồng.
Nơi lãnh cung họ phải sống lặng lẽ, cô quả như những nữ tu hành nên gọi đó là những “quả phụ viện”. Họ cả ngày chỉ ra ra vào vào, hết đọc sách rồi lại ngâm thơ, hoặc ngắm trăng thưởng nguyệt với những... cô hầu gái và thái giám.
Vì thế, tâm trạng của những phi tần, cung nữ này thường u uất, chán nản, tuyệt vọng, mất ngủ triền miên dẫn đến nhiều căn bệnh.
Trong Đông y, khi con người ta thường xuyên sống trong trạng thái u uất, buồn thảm, thường xuyên mất ngủ sẽ rất dễ sinh ra các căn bệnh liên quan đến gan và dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến các cung tần mỹ nữ trong hậu cung mắc bệnh gan cao đột biến.

Lãnh cung ở đâu trong Tử Cấm Thành?

Trong gần 10.000 gian phòng ở cung điện xa hoa của hoàng đế Trung Hoa, các phi tần sợ hãi nhất là Lãnh cung.

Tử Cấm Thành là cố cung của các triều đình phong kiến Minh, Thanh và có tuổi đời hơn 560 năm. Đại công trình này nằm ở trung tâm Bắc Kinh, với diện tích khoảng 720.000 m2, tương truyền gồm 9.999,5 gian phòng (tức là thiếu nửa gian nữa để tròn 10.000 phòng). Tuy nhiên, các nhân viên của bảo tàng Cố Cung Trung Quốc xác nhận Tử Cấm Thành chỉ có hơn 8.600 phòng. Công trình được xây từ năm 1406, trải qua 24 đời hoàng đế.
Đây là nơi tập trung quyền lực, triệu tập quần thần, nơi tiến hành các đại lễ, cũng là nơi sinh sống của hoàng đế và các phi tần. Tường thành bao quanh quần thể dài hơn 3.000 m, cao gần 10 m. Một con sông đầy cá sấu và sâu 6 m bao quanh tường thành, được cho là để bảo vệ an ninh, không người nào có thể xâm nhập hoặc trốn thoát khỏi cung cấm nếu không được phép. Trong số gần 10.000 gian phòng, nhiều khách thăm quan tò mò về khu vực hậu cung, bởi họ muốn biết liệu có "tam cung lục viện, 72 phi tần" hay không. Đặc biệt, khi một phi tần bị thất sủng và bị giam vào "lãnh cung", người đó sẽ trải qua điều kiện sống như thế nào, có giống như trong một nhà tù hay không.

Thủ đoạn tàn ác của “sủng phi”- Ly miêu hoán Thái Tử

Chuyện “Ly miêu hoán Thái tử” kỳ thực không phải hư cấu, mà đó là câu chuyện có thật vào thời hoàng đế Tống Chân Tông.

Vợ vua khi ấy có Lưu Quý phi và Lý Quý phi cùng lúc mang thai. Lưu Quý phi là người rất thông minh, còn Lý Quý phi tính tình đôn hậu. Tống Chân Tông nói, ai sinh con trai thì sẽ lập người đó làm Hoàng hậu.

Loạt tội ác man rợ của Lã Hậu thời Hán

Lã Hậu tên thật là Lã Trĩ - mẹ ruột của hoàng đế Hán Huệ Đế và công chúa Lỗ Nguyên. Bà ta đã giết hại nhiều công thần...

Lã Hậu – người đàn bà đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa được phong làm Hoàng hậu, rồi đến Hoàng thái hậu, Thái hoàng thái hậu. Bất kỳ một vị trí nào, bà ta cũng gây ra nhiều tội ác man rợ.
Lã Hậu tên thật là Lã Trĩ, người từng vào sinh ra tử với hoàng đế Lưu Bang, thế nên sau khi dẹp yên binh loạn, vua phong cho bà làm Hoàng hậu, được vạn người kính ngưỡng. Bà ta là mẹ ruột của hoàng đế Hán Huệ Đế và công chúa Lỗ Nguyên.

Đọc nhiều nhất