Cận cảnh công trình cổ xưa bí ẩn trong Vườn hoa Lê Nin ở Hà Nội

Dù thường đi ngang qua, không phải ai cũng biết rằng đây là một công trình có tuổi đời hơn một thế kỷ, gắn liền với lịch sử của thành phố Hà Nội thời thuộc địa.

Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi
 Nằm giữa các đường Trần Phú, Điện Biên Phủ và Hoàng Diệu, Vườn hoa Lê Nin được coi là “lá phổi xanh” của khu vực trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội. Góc Đông Nam giáp đường Trần Phú của vườn hoa này có một kiến trúc khá đặc biệt.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-2
 Đó là một công trình có dạng giống như lầu vọng cảnh thời xưa với bộ mái hai tầng đậm nét truyền thống, được chống đỡ bằng bốn cột trụ lớn bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-3
 Dù thường đi ngang qua, không phải ai cũng biết rằng đây là một công trình có tuổi đời hơn một thế kỷ, gắn liền với lịch sử của thành phố Hà Nội thời thuộc địa.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-4
 Ngược dòng thời gian, vào thời nhà Nguyễn, khu vực Tây Nam thành Hà Nội có một hồ nước lớn. Sau khi chiếm Hà Nội, người Pháp lấp hồ và quy hoạch một phần đất phía Đông hồ cũ thành vườn hoa, gọi là vườn hoa Robin.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-5
 Sau Thế chiến I, người Pháp xây Đài Tử sĩ (Monument aux Morts) ở giữa vườn hoa Robin, nhằm tưởng niệm binh sĩ Pháp chết trận trong cuộc chiến, được coi là tượng đài bề thế và tinh xảo bậc nhất của Hà Nội thời thuộc địa. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-6
 Do phía trước tượng đài có tượng anh thợ cày gánh cày chìa vôi đi sau con trâu, nên người Hà Nội gọi đây là tượng đài Canh Nông (“canh” là cày, “nông” là nghề nông). Vườn hoa Robin từ đó cũng được gọi là vườn hoa Canh Nông
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-7
 Phía bên phải của Đài Tử sĩ/ tượng đài Canh Nông có nhà bia mang dáng dấp một ngôi đền của người Việt, gọi là nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, là nơi đặt tấm bia lưu danh những binh sĩ chết trận. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-8
 Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, dựng lên chính phủ Trần Trọng Kim. Trong chính phủ này, Thị trưởng Hà Nội là bác sĩ Trần Văn Lai, một nhà trí thức có tư tưởng yêu nước và tiến bộ. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-9
 Một trong những việc đầu tiên bác sĩ Trần Văn Lai làm trên cương vị Thị trưởng là cho kéo đổ tất cả các tượng mang dấu ấn thực dân ở nơi công cộng. Tượng đài Canh Nông cũng bị kéo đổ. Vườn hoa Robin được đổi tên thành vườn hoa Chi Lăng.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-10
 Có lẽ tấm bia trong nhà bia Chiến sĩ trận vong cũng bị kéo đổ vào thời điểm đó. Còn bản thân nhà bia được giữ lại vì đây vốn là một kiến trúc đẹp, hài hòa với cảnh quan và mang đậm dấu ấn bản địa.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-11
 Đây chính là câu chuyện lịch sử về nguồn gốc của công trình "lầu vọng cảnh" trong vườn hoa Lê Nin ngày nay. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-12
 Có thể nói cụm công trình Đài Tử sĩ - nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Hà Nội từng có vai trò tương tự bia Quốc Học/ Đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong ở Huế, mà ngày nay là một di tích lịch sử quan trọng ở Cố đô.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-13
 Sau nhiều thăng trầm của lịch sử, ngoài tấm bia đã bị mất thì nhà bia vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Về tổng quan, công trình là sự kết hợp giữa kỹ thuật xây dựng phương Tây với phong cách kiến trúc thời nhà Nguyễn. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-14
 Bộ mái nhà bia lợp ngói ống với các đầu đao cong, mô típ linh vật, mặt trời... mang dáng vẻ thân thuộc của các đền chùa cổ ở Bắc Bộ.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-15
 Các hoa tiết trang trí đậm nét truyền thống, được trau chuốt trên bộ khung gỗ đỡ mái cho thấy sự tôn trọng văn hóa bản địa của các kiến trúc sư thời đó. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-16
 Nền nhà bia được ghép bằng những khối đá lớn và dày, đem lại sự vững chắc và bế thế cần có của một công trình tưởng niệm. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-17
 Chính giữa nền nhà có những phiến đá sáng màu, đánh dấu vị trí đặt bia tưởng niệm.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-18
 Bốn mặt nhà bia có bốn dãy bậc cấp dẫn lên nền, cũng được ghép bằng đá.  
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-19
 Những bức ảnh xưa cho thấy nền đá của nhà bia lúc mới xây cao hơn. Ngày nay phần chân nền cùng một phần bậc cấp đã bị vùi dưới đất do sự thay đổi diện mạo đô thị của khu vực.
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-20
Ngoài nhà bia tưởng niệm Chiến sĩ trận vong, một dấu tích trăm tuổi khác của vườn hoa Robin / Canh Nông xưa còn được lưu giữ là dãy bậc cấp bằng đá nằm ở mặt Tây, giáp đường Hoàng Diệu. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-21
 Với nhiều người Hà Nội, nhà bia cũ ở vườn hoa Lê Nin là nơi in dấu những kỷ niệm gắn mới một không gian xanh bên con đường đẹp bậc nhất thủ đô. Đây cũng là nơi tránh nắng mưa, chợp mắt của những người lao động trên đường phố Hà Nội trong suốt nhiều thập niên. 
Can canh cong trinh co xua bi an trong Vuon hoa Le Nin o Ha Noi-Hinh-22
 Trên phương diện văn hóa - lịch sử, dù ít khi được nhắc đến, nhà bia này là thực sự là một công trình độc đáo nằm trong hệ thống di sản kiến trúc thuộc địa của thủ đô Hà Nội.

Mời quý độc giả xem video: Choáng ngợp tuyệt tác kiến trúc bằng tăm giang của nghệ nhân Việt | VTV TSTC.

Điều chưa từng giải mã bên dưới lăng mộ hoàng đế Khang Hy

Sau khi băng hà, hoàng đế Khang Hy được chôn cất trong Thanh Cảnh lăng. Từng bị trộm đột nhập, lăng mộ hoàng gia này ẩn chứa bí mật lớn nên đến nay vẫn chưa mở cửa đón khách.

Dieu chua tung giai ma ben duoi lang mo hoang de Khang Hy
 Hoàng đế Khang Hy là một trong những vị vua nổi tiếng nhất của nhà Thanh trong lịch sử phong kiến. Giống như nhiều bậc đế vương, vua Khang Hy sớm chuẩn bị lăng mộ cho bản thân.

Mỗi tuần một doanh nghiệp: PAT 'nóng hổi' nhờ lượng phốt pho vàng lớn

(Vietnamdaily) - Cổ phiếu PAT niêm yết tại mức giá 120.000 đồng/cp, tương đương mức PE trượt 5.4x và mức dự phóng PE là 5.0x trong 2022F.

Với cổ đông lớn nhất là Hóa Chất Đức Giang (nắm 51% cổ phần), CTCP Phốt pho Apatit Việt Nam (PAT) chính thức niêm yết tại sàn UPCoM từ ngày 17/6/2022 với khối lượng là 25 triệu cổ phiếu. Trong bối cảnh giá phốt pho vàng đang neo ở mức cao, PAT nhận được khá nhiều sự quan tâm.

Một trong những công ty có công suất phốt pho vàng lớn

PAT có công suất sản xuất phốt pho vàng (P4) lên đến 20.000 tấn/năm, chiếm khoảng 14% tổng sản lượng P4 sản xuất tại Việt Nam. Công suất của PAT chỉ đứng sau một thành viên trong nhóm Đức Giang là công ty TNHH MTV Hóa Chất Đức Giang – Lào Cai với công suất khoảng 40.000 tấn P4/năm. PAT có những khách hàng trung thành tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.

Mặc dù được thành lập từ năm 2014, nhưng đến cuối quý III/2018 các dây chuyền sản xuất của PAT mới vận hành thương mại và bắt đầu có doanh thu. Từ đó tới nay, chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận của công ty này đều tăng trưởng mạnh.

Theo thống kê, công ty ghi nhận đà tăng trưởng ở cả hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận từ năm 2018 đến năm 2021. Năm 2022, đơn vị đặt mục tiêu tổng doanh thu 2.316,8 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 600 tỷ đồng, tăng lần lượt 45,3% và 134% so với thực hiện năm 2021.

Moi tuan mot doanh nghiep: PAT 'nong hoi' nho luong phot pho vang lon
 

Chỉ trong quý I/2022, PAT đã ghi nhận doanh thu đạt 996,91 tỷ đồng, tăng 160,4% và lợi nhuận sau thuế đạt 348,8 tỷ đồng, gấp 20,8 lần con số 16,8 tỷ đồng của năm trước do doanh thu tăng và tình hình tài chính được cải thiện. Biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 9% lên 41,3%. Như vậy, kết thúc 3 tháng đầu năm, PAT hoàn thành 43% doanh thu và 58,1% kế hoạch lợi nhuận năm.

Theo giải trình của PAT, doanh thu quý I tăng do sản lượng tiêu thụ tăng, giá bán sản phẩm tăng, sản xuất và tiêu thụ không bị ngừng do dịch COVID-19. Đồng thời, tình hình tài chính được cải thiện, chi phí lãi vay giảm mạnh. Do đó, lợi nhuận sau thuế công ty tăng mạnh so với quý I năm trước.

Với kết quả kinh doanh khởi sắc, PAT đã trả cổ tức cho cổ đông với mức khá cao. Cụ thể, vào năm 2021, công ty đã sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối để trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ lên đến 96%.

Và trong tháng 4 vừa qua, PAT đã tiến hành thanh toán cổ tức còn lại của năm 2021 với tỷ lệ 76% (cổ đông sẽ nhận được 7.600 đồng với mỗi cổ phần sở hữu). Như vậy, tổng cộng ông Đào Hữu Huyền và ông Đào Hữu Duy Anh đã nhận về hơn 40 tỷ đồng từ cổ tức tiền mặt.

Năm 2022, công ty đã dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ lên đến 200% - nghĩa là mỗi cổ đông sẽ sở hữu một cổ phần sẽ nhận về 20.000 đồng/cổ phiếu. Cũng theo đó, công ty chi ra 500 đồng chi trả cổ tức và chiếm tỷ trọng lớn với mức lãi lên đến 600 tỷ đồng.

Cổ phiếu PAT niêm yết tại mức giá 120.000 đồng/cp, tương đương mức PE trượt 5.4x và mức dự phóng PE là 5.0x trong 2022F. Mức định giá có thể còn khá “rẻ” so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu đang giao dịch tại mức PE 8.0x.

Trong bối cảnh thị trường P4 vẫn còn khá nhộn nhịp, với tình hình tài chính tương đối tốt và mức ROE đầy hứa hẹn 97%, Chứng khoán KIS tin rằng định giá PAT có thể tăng sau khi niêm yết.

Tin mới