Cận cảnh chiếc xe tăng huyền thoại húc đổ cổng Dinh Độc Lập

Cận cảnh chiếc xe tăng huyền thoại húc đổ cổng Dinh Độc Lập

(Kiến Thức) - Sau khi húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975, xe tăng T59 số hiệu 390 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ngày thống nhất đất nước.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp. X e tăng T59 số hiệu 390 là một hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Được lưu giữ tại Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp. X e tăng T59 số hiệu 390 là một hiện vật có giá trị lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Trước khi tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiếc xe tăng này thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203 vào năm 1971. Đến năm 1972, xe được biên chế về Đại đội 4, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2, năm 1973 hành quân vào Thừa Thiên Huế, chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới.
Trước khi tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, chiếc xe tăng này thuộc biên chế Đại đội 4, Tiểu đoàn 171, Lữ đoàn xe tăng 203 vào năm 1971. Đến năm 1972, xe được biên chế về Đại đội 4, Tiểu đoàn 512, Lữ đoàn 203 Quân đoàn 2, năm 1973 hành quân vào Thừa Thiên Huế, chiến đấu giải phóng Tà Lương, A Lưới.
Từ ngày 23/3/1975, xe tăng 390 tham gia giải phóng Huế. Ngày 29/3, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và chốt giữ tại bán đảo Sơn Trà, sau đó hành quân về Khánh Sơn theo đội hình Lữ đoàn.
Từ ngày 23/3/1975, xe tăng 390 tham gia giải phóng Huế. Ngày 29/3, tham gia giải phóng thành phố Đà Nẵng và chốt giữ tại bán đảo Sơn Trà, sau đó hành quân về Khánh Sơn theo đội hình Lữ đoàn.
Tại đây, xe tăng 390 và các xe trong Đại đội 4 được điều về Tiểu đoàn 1 - Lữ đoàn 203 và cùng đơn vị hành quân đến Rừng Lỏ (gần Xuân Lộc) tiến công vào Sài Gòn - Gia Định. Ngày 29/4/1975, xe tham gia tiến công căn cứ Nước Trong.
Tại đây, xe tăng 390 và các xe trong Đại đội 4 được điều về Tiểu đoàn 1 - Lữ đoàn 203 và cùng đơn vị hành quân đến Rừng Lỏ (gần Xuân Lộc) tiến công vào Sài Gòn - Gia Định. Ngày 29/4/1975, xe tham gia tiến công căn cứ Nước Trong.
Ngày 30/4/1975, xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn.
Ngày 30/4/1975, xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập, mở đường cho quân ta vào bắt sống Tổng thống Dương Văn Minh và nội các của chính quyền Sài Gòn.
Với sự kiện này, xe tăng 390 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ngày thống nhất đất nước.
Với sự kiện này, xe tăng 390 đã đi vào lịch sử như một biểu tượng của ngày thống nhất đất nước.
Sau năm 1975, xe tăng 390 tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Năm 1979, xe tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc.
Sau năm 1975, xe tăng 390 tiếp tục thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Năm 1979, xe tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nhiệm vụ quốc tế trên đất Campuchia và bảo vệ biên giới phía Bắc.
Từ năm 1980, kíp lái xe đóng quân tại địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Từ năm 1980, kíp lái xe đóng quân tại địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Từ tháng 10/1999, xe tăng 390 được đưa về Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp làm hiện vật trưng bày cho đến nay.
Từ tháng 10/1999, xe tăng 390 được đưa về Bảo tàng Binh chủng Tăng thiết giáp làm hiện vật trưng bày cho đến nay.
Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt của mình, xe tăng 390 đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.
Với ý nghĩa lịch sử đặc biệt của mình, xe tăng 390 đã được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam.

GALLERY MỚI NHẤT