Cận cảnh cặp tàu chiến Ấn Độ thăm cảng Cam Ranh

Cận cảnh cặp tàu chiến Ấn Độ thăm cảng Cam Ranh

Hai tàu chiến hiện đại của Hải quân Ấn Độ vừa cập cảng quốc tế Cam Ranh vào sáng nay (30/5), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị Việt Nam. 

Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Việt Nam, tàu INS Satpura và tàu INS Kirch của  Hải quân Ấn Độ đã đến Cảng quốc tế Cam Ranh sáng ngày 30/5, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam từ ngày 30/5 đến ngày 3/6. Ảnh: Tàu INS Satpura và tàu INS Kirch cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng Việt Nam, tàu INS Satpura và tàu INS Kirch của Hải quân Ấn Độ đã đến Cảng quốc tế Cam Ranh sáng ngày 30/5, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam từ ngày 30/5 đến ngày 3/6. Ảnh: Tàu INS Satpura và tàu INS Kirch cập Cảng quốc tế Cam Ranh.
Thủy thủ đoàn của tàu INS Satpura và tàu INS Kirch gồm 80 sĩ quan và 580 thủy thủ, do Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông, Bộ tư lệnh Hải quân Ấn Độ làm trưởng đoàn. Chuyến thăm Việt Nam của hai tàu Hải quân Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ nói riêng đang phát triển hết sức tốt đẹp trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong ảnh: Đại tá Lê Hồng Chiến, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân tặng hoa Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare.
Thủy thủ đoàn của tàu INS Satpura và tàu INS Kirch gồm 80 sĩ quan và 580 thủy thủ, do Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare, Tư lệnh Hạm đội Miền Đông, Bộ tư lệnh Hải quân Ấn Độ làm trưởng đoàn. Chuyến thăm Việt Nam của hai tàu Hải quân Ấn Độ diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ nói riêng đang phát triển hết sức tốt đẹp trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Trong ảnh: Đại tá Lê Hồng Chiến, Phó tư lệnh Vùng 4 Hải quân tặng hoa Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare.
Trong thời gian chuyến thăm, nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Học viện Hải quân. Phía Ấn Độ mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước. Sau khi hai tàu Ấn Độ rời Cam Ranh, hai bên sẽ phối hợp tiến hành tập luyện chung về vận động đội hình trên biển. Trong ảnh:  Các sĩ quan Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Trâm-GĐ Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa và nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ trên boong tàu INS Satpura.
Trong thời gian chuyến thăm, nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ đến chào xã giao lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân và Học viện Hải quân. Phía Ấn Độ mời đại diện phía Việt Nam lên thăm tàu và phối hợp cùng Vùng 4 Hải quân tổ chức giao lưu thể thao giữa chiến sĩ, thủy thủ hai nước. Sau khi hai tàu Ấn Độ rời Cam Ranh, hai bên sẽ phối hợp tiến hành tập luyện chung về vận động đội hình trên biển. Trong ảnh:
Các sĩ quan Việt Nam, ông Nguyễn Quốc Trâm-GĐ Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa và nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ trên boong tàu INS Satpura.
Được biết, tàu hộ vệ tên lửa INS Satpura và tàu tên lửa INS Kirch đang cùng hai tàu khác của Hải quân Ấn Độ, là tàu hộ vệ tên lửa INS Sahyadri và tàu hỗ trợ INS Shakti thực hiện chuyến hải hành dài 2 tháng rưỡi tại Biển Đông và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, bắt đầu từ ngày 18/5. Trong ảnh: Mặt boong trước tàu INS Satpura.
Được biết, tàu hộ vệ tên lửa INS Satpura và tàu tên lửa INS Kirch đang cùng hai tàu khác của Hải quân Ấn Độ, là tàu hộ vệ tên lửa INS Sahyadri và tàu hỗ trợ INS Shakti thực hiện chuyến hải hành dài 2 tháng rưỡi tại Biển Đông và vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, bắt đầu từ ngày 18/5. Trong ảnh: Mặt boong trước tàu INS Satpura.
Theo lịch trình, sau khi ghé vịnh Cam Ranh, đội tàu 4 chiếc này sẽ ghé vịnh Subic (Philippines), thành phố Sasebo (Nhật Bản), thành phố Busan (Hàn Quốc), thành phố Vladivostok (Nga) và cảng Port Klang (Malaysia). Đội tàu cũng sẽ diễn tập ở Biển Đông và tham gia cuộc tập trận chung Malabar thường niên với Mỹ và Nhật Bản ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản). Trong ảnh: Tàu JS Uraga (bên trái) và tàu INS Kirch, nhìn từ khoang máy bay trực thăng của tàu INS Satpura.
Theo lịch trình, sau khi ghé vịnh Cam Ranh, đội tàu 4 chiếc này sẽ ghé vịnh Subic (Philippines), thành phố Sasebo (Nhật Bản), thành phố Busan (Hàn Quốc), thành phố Vladivostok (Nga) và cảng Port Klang (Malaysia). Đội tàu cũng sẽ diễn tập ở Biển Đông và tham gia cuộc tập trận chung Malabar thường niên với Mỹ và Nhật Bản ngoài khơi đảo Okinawa (Nhật Bản). Trong ảnh: Tàu JS Uraga (bên trái) và tàu INS Kirch, nhìn từ khoang máy bay trực thăng của tàu INS Satpura.
Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare.
Chuẩn Đô đốc Soonil V Bhokare.
Tàu hộ vệ tên lửa INS Satpura (F48) là tàu đa năng lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo, chiều dài 142,5m, chiều rộng 16,m, lượng giãn nước 6.200 tấn, vận tốc tối đa 32 hải lý/giờ, có thể hành trình liên tục 5.000 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/giờ. Tàu được thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị, sử dụng vật liệu có tính năng làm giảm sự phản xạ của sóng vô tuyến, để tăng khả năng “tàng hình” trước các hệ thống trinh sát… Trong ảnh: 4 tàu JS Takashima, JS Uraga, INS Kirch, INS Satpura ở Cảng quốc tế Cam Ranh.
Tàu hộ vệ tên lửa INS Satpura (F48) là tàu đa năng lớp Shivalik do Ấn Độ tự chế tạo, chiều dài 142,5m, chiều rộng 16,m, lượng giãn nước 6.200 tấn, vận tốc tối đa 32 hải lý/giờ, có thể hành trình liên tục 5.000 hải lý ở tốc độ 18 hải lý/giờ. Tàu được thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị, sử dụng vật liệu có tính năng làm giảm sự phản xạ của sóng vô tuyến, để tăng khả năng “tàng hình” trước các hệ thống trinh sát… Trong ảnh: 4 tàu JS Takashima, JS Uraga, INS Kirch, INS Satpura ở Cảng quốc tế Cam Ranh.
Các nhà báo Việt Nam chụp ảnh chung với nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ.
Các nhà báo Việt Nam chụp ảnh chung với nhóm chỉ huy tàu Ấn Độ.
Tàu tên lửa nhỏ INS Kirch (P62) là tàu chiến lớp Kora do Ấn Độ tự chế tạo, có lượng giãn nước toàn tải 1.400 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, có thể hành trình liên tục 4.000 hải lý với tốc độ 16 hải lý/giờ. Ở một số đặc tính, INS Kirch giống các tàu tàu tên lửa lớp Molniya 1241.8 của Việt Nam, nhưng có kích cỡ lớn hơn, cho phép triển khai được cả trực thăng hạng nhẹ trên tàu. Trong ảnh: Dàn tên lửa trên tàu INS Kirch.
Tàu tên lửa nhỏ INS Kirch (P62) là tàu chiến lớp Kora do Ấn Độ tự chế tạo, có lượng giãn nước toàn tải 1.400 tấn, dài 91,1m, rộng 10,5m, tốc độ tối đa 25 hải lý/giờ, có thể hành trình liên tục 4.000 hải lý với tốc độ 16 hải lý/giờ. Ở một số đặc tính, INS Kirch giống các tàu tàu tên lửa lớp Molniya 1241.8 của Việt Nam, nhưng có kích cỡ lớn hơn, cho phép triển khai được cả trực thăng hạng nhẹ trên tàu. Trong ảnh: Dàn tên lửa trên tàu INS Kirch.
Binh sĩ Ấn Độ trực trên tàu INS Kirch,
Binh sĩ Ấn Độ trực trên tàu INS Kirch,
Tàu JS Uraga và tàu INS Kirch.
Tàu JS Uraga và tàu INS Kirch.
Trước đó, ngày 29/5 hai tàu quét mìn của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản, là tàu JS Uraga (MST-463) và tàu JS Takashima (MSC-603) đã ghé Cảng quốc tế Cam Ranh để làm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật. Ảnh: Mũi tàu JS Uraga.
Trước đó, ngày 29/5 hai tàu quét mìn của Lực lượng Tự vệ trên biển Nhật Bản, là tàu JS Uraga (MST-463) và tàu JS Takashima (MSC-603) đã ghé Cảng quốc tế Cam Ranh để làm dịch vụ hậu cần, kỹ thuật. Ảnh: Mũi tàu JS Uraga.

GALLERY MỚI NHẤT