Cận cảnh cặp rồng đá 500 tuổi đẹp nhất Việt Nam

Cận cảnh cặp rồng đá 500 tuổi đẹp nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.

Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện.
Là nơi vua thiết triều và đưa ra những quyết sách cho cả dân tộc, điện Kính Thiên từng là cung điện quan trọng nhất ở Hoàng thành Thăng Long. Dấu tích đáng kể nhất còn lại đến ngày nay của cung điện này là cặp rồng đá nguyên khối chầu hai bên lối lên thềm trước điện.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đôi  rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, thuộc dòng rồng đế vương có năm móng, biểu tượng cho quyền lực của nhà vua. Đây được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, đôi rồng đá điện Kính Thiên được dựng năm 1467, thuộc dòng rồng đế vương có năm móng, biểu tượng cho quyền lực của nhà vua. Đây được đánh giá là di sản kiến trúc tuyệt tác, tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc thời Lê Sơ.
Về tổng thể, rồng có thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, có mình trơn, không vảy, một đặc trưng của rồng thời Lê.
Về tổng thể, rồng có thân uốn 7 khúc, dài 5,3 mét, có mình trơn, không vảy, một đặc trưng của rồng thời Lê.
Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực.
Đầu rồng nổi bật với những nét chạm tinh xảo, thể hiện được sự oai hùng, mạnh mẽ. Đôi mắt rồng lồi hẳn ra ngoài, chiếc mũi gồ cao đầy uy lực.
Bộ ria rồng được chạm như hòa cùng vân mây với những đường nét đủ mềm mại nhưng vẫn rất khỏe khoắn.
Bộ ria rồng được chạm như hòa cùng vân mây với những đường nét đủ mềm mại nhưng vẫn rất khỏe khoắn.
Đôi sừng nhọn khép lại đằng sau theo tư thế đầu rồng ngẩng lên chầu vua. Với tư thế này, đôi sừng, biểu tượng của sức mạnh, không dương ra như ở tư thế chiến đấu thường thấy ở các loài vật có sừng, mà trở nên dáng vẻ thần phục trước mặt nhà vua.
Đôi sừng nhọn khép lại đằng sau theo tư thế đầu rồng ngẩng lên chầu vua. Với tư thế này, đôi sừng, biểu tượng của sức mạnh, không dương ra như ở tư thế chiến đấu thường thấy ở các loài vật có sừng, mà trở nên dáng vẻ thần phục trước mặt nhà vua.
Bờm trên của đầu rồng được vuốt dài, uốn lượn về phía sau như đang bay trong gió.
Bờm trên của đầu rồng được vuốt dài, uốn lượn về phía sau như đang bay trong gió.
Ngay phía dưới đầu rồng là cặp móng chân trước của rồng. Tương tự đôi sừng, đôi móng rồng được sắp xếp theo hướng quặp lại, đan vào nhau trong tư thế chầu vua.
Ngay phía dưới đầu rồng là cặp móng chân trước của rồng. Tương tự đôi sừng, đôi móng rồng được sắp xếp theo hướng quặp lại, đan vào nhau trong tư thế chầu vua.
Các bộ móng này và những bộ móng chân sau đều nổi bật với 5 móng. Đây chính là biểu tượng của rồng đế vương.
Các bộ móng này và những bộ móng chân sau đều nổi bật với 5 móng. Đây chính là biểu tượng của rồng đế vương.
Những nét chạm trên toàn bộ thân mình rồng làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khoẻ mạnh, đặc biệt là ở phần chân – biểu tượng của sức bật mạnh mẽ.
Những nét chạm trên toàn bộ thân mình rồng làm nổi bật cơ bắp cuồn cuộn khoẻ mạnh, đặc biệt là ở phần chân – biểu tượng của sức bật mạnh mẽ.
Phần vây rồng đá được tạo tác suốt từ đầu tới tận chóp đuôi, vừa dựng đứng khỏe mạnh, vừa vuốt nhọn dần lên đỉnh và lướt về phía sau tương đối mềm mại.
Phần vây rồng đá được tạo tác suốt từ đầu tới tận chóp đuôi, vừa dựng đứng khỏe mạnh, vừa vuốt nhọn dần lên đỉnh và lướt về phía sau tương đối mềm mại.
Nếu nhà vua đi từ dưới lên, hình ảnh đôi rồng đổ mình phủ phục từ trên cao xuống như đang bái phục nhà vua. Nhìn từ trên điện Kính Thiên xuống, vẫn hình dáng đôi rồng phủ phục, nhưng dáng vẻ lại như đang sẵn sàng chờ lệnh vua ban.
Nếu nhà vua đi từ dưới lên, hình ảnh đôi rồng đổ mình phủ phục từ trên cao xuống như đang bái phục nhà vua. Nhìn từ trên điện Kính Thiên xuống, vẫn hình dáng đôi rồng phủ phục, nhưng dáng vẻ lại như đang sẵn sàng chờ lệnh vua ban.
Hai bên cặp rồng đá là hai bệ đá nguyên khối chạm hình mây rất tinh xảo.
Hai bên cặp rồng đá là hai bệ đá nguyên khối chạm hình mây rất tinh xảo.
Hình tượng mây cũng được chạm ở dưới bệ đỡ rồng.
Hình tượng mây cũng được chạm ở dưới bệ đỡ rồng.
Với sự kết hợp của hình tượng mây – rồng, từ trên điện vua có thể thấy rõ hình ảnh mây cuồn cuộn chạy dài như nâng đỡ thân rồng, tạo cảm giác vua đang ngự trên mây – tư thế của một vị Thiên tử... (Bài có sử dụng tư liệu của tác giả Nguyễn Tào/ TT Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội).
Với sự kết hợp của hình tượng mây – rồng, từ trên điện vua có thể thấy rõ hình ảnh mây cuồn cuộn chạy dài như nâng đỡ thân rồng, tạo cảm giác vua đang ngự trên mây – tư thế của một vị Thiên tử... (Bài có sử dụng tư liệu của tác giả Nguyễn Tào/ TT Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội).
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT