Cận cảnh cặp 'rắn hổ mây' nặng 60 kg, dài hơn 6 m ở núi Cấm
Một doanh nghiệp tại An Giang thông tin nhóm công nhân làm công trình điện mặt trời tại huyện Tri Tôn đã bắt được cặp rắn khủng được cho là hổ mây nặng 60 kg, dài 6 đến 7m.
Theo Zing
Cận cảnh 'rắn hổ mây' dài hơn 6 m ở núi Cấm Cặp rắn hổ mây nặng 60 kg, dài hơn 6 m được phát hiện ở núi Cấm (Tịnh Biên, An Giang) đang được trưng bày cho người dân tham quan.
Chiều 14/5, Chi cục kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết đã nắm thông tin việc một doanh nghiệp trên địa bàn bắt được cặp rắn hổ mây nặng khoảng 60 kg, dài khoảng 6 đến 7 m.
“Lực lượng kiểm lâm sẽ tiến hành làm rõ thông tin về cặp rắn này để xác định chính xác là con gì. Nếu động vật quý hiếm thì cần bổ sung một số thủ tục cần thiết. Hiện tại, mình chỉ mới thấy báo chí nêu vậy thôi”, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm nói.
Thông tin từ doanh nghiệp làm dự án điện mặt trời dưới chân núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), hai tuần qua một nhóm công nhân và kỹ sư người Ấn Độ lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời đã phát hiện, bắt được ổ rắn có rắn đực, rắn cái và rắn con.
Rắn "khủng" được doanh nghiệp đang thả nuôi cho khách tham quan ở An Giang. Ảnh: Anh Minh.
Trong đó, hai con rắn có trọng lượng khoảng 60 kg, với chiều từ 6 đến 7 m/con. Doanh nghiệp này xây dựng chuồng trại nuôi rắn tại khu du lịch ở huyện Tịnh Biên cho khách đến tham quan.
Theo ghi nhận của, hai con rắn hổ mây rất to, khỏe. Người dân địa phương cho biết đây là loài rắn hổ mây có trọng lượng khủng.
Rắn hổ mây hay rắn hổ mang chúa (tên khoa học Ophiophagus hannah) là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là khoảng 7 m.
Những bộ phận cơ thể chứa hàng nghìn vi khuẩn mà bạn không biết
(VietnamDaily) - Trên cơ thể có những vị trí là nơi cứ trú ẩn náu cho hàng ngàn vi khuẩn có hại, bở vậy, nếu không vệ sinh sạch sẽ, cơ thể có khả năng mắc bệnh cực cao.
Da đầu: Dù gội đầu thường xuyên nhưng chưa chắc da đầu của chúng ta đã được sạch hoàn toàn. Thứ nhất là do chúng liên tục tiết dầu nhờn, thứ hai các tác nhân môi trường như khói bụi, không khí ô nhiễm... chính là những điều kiện làm da dầu và cả tóc dễ bị bẩn. Do vậy, khi gội đầu, bạn nên xoa bóp bằng nước ấm để tăng lưu lượng máu giúp thư giãn và loại bỏ phần da chết, dầu thừa.
Phần kẽ móng tay: Rửa tay thường xuyên là một thói quen tốt nhưng không phải ai cũng vệ sinh sạch sẽ mọi ngóc ngách ở móng tay, đặc biệt là phần bên dưới móng. Bởi thế, khi vệ sinh tay bạn hãy nhớ làm sạch "từ gốc đến ngọn" để ngăn ngừa sự thâm nhập của vi khuẩn vào trong cơ thể.
Khu vực đằng sau tai: Khi vực này thường tiết ra nhiều mồ hôi nên sẽ ẩm và có độ nhờn. Thêm vào đó, với hình dạng lõm nên chúng dễ tích tụ lại bụi bẩn mà khi tắm chúng ta không vệ sinh kĩ.
Lưng: Làbộ phận cơ thểnằm khuất nên dù có tắm thật kĩ nhưng lưng vẫn không thể nào được chà sạch. Những tế bào chết hay chất bụi bẩn tích tụ lâu ngày trên lưng có thể gây ra nhiễm trùng da và hình thành mụn lưng. Bạn có thể dùng bọt biển để chà xát nhẹ nhàng phần lưng khi tắm.
Lỗ rốn: Quần áo hở bụng, khoe rốn có thể khiến vi khuẩn, bụi bẩn dễ tích tụ vào khi vực này. Với kết cấu sâu và nhỏ, lỗ rốn là bộ phận mà chúng ta thường hay quên vệ sinh trong thời gian dài. Bạn nên sử dụng tăm bông có ngâm nước ấm để làm sạch lỗ rốn khoảng 3 lần/tuần. Tuy nhiên nên thực hiện một cách nhẹ nhàng vì khi bị tác động mạnh chúng dễ gây ra đau bụng.
Bàn chân và ngón chân: Một bàn chân trung bình chứa khoảng 600 tuyến mồ hôi trên một mét vuông, gấp hàng trăm lần so với vùng nách. Đây chính là nơi tích tụ vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Do đó, bạn nên thường xuyên làm sạch và cọ rửa bằng xà phòng hoặc nước, giữ cho bàn chân khô ráo nhất có thể.
Lưỡi: Vùng lưỡi có cấu tạo phức tạp nên vi khuẩn hoặc thức ăn thừa sẽ dễ tích tụ lại khiến hơi thở bốc mùi, thậm chí là hư hại răng. Do vậy, nên chú ý chà sạch lưỡi nhẹ nhàng khi chải răng.
Vùng gáy: Chúng ta thường chỉ chú ý đến việc vệ sinh ở phía trước cổ, còn đằng sau cổ (gáy) thì lại ít quan tâm đến. Tuy nhiên, khi bạn vận động ra mồ hôi hay xõa tóc thì vi khuẩn sẽ phát triển tại vùng gáy nhiều hơn. Do đó, bạn nên chú ý sử dụng sữa tắm để làm sạch vùng gáy mỗi khi tắm.
Khuỷu tay: Bộ phận này thường sẫm màu do những tế bào da khô, vảy bong tróc ở khu vực này không được làm sạch thường xuyên. Thêm vào đó, thói quen chống tay lên bề mặt bẩn như bàn làm việc, bàn ăn... cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn dễ dàng bám vào khuỷu tay. Bạn có thể bị viêm mô da nếu bạn không vệ sinh chúng kĩ lưỡng. Ảnh: Shutterstock.
Video "7 công dụng làm đẹp của bàn chải đánh răng". Nguồn: VTC.
(VietnamDaily) - Theo lịch Ấn Độ cổ, ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn.
Đại lễ Phật Đản (Vesak 2019) khai mạc vào sáng 12/5 và kéo dài đến 14/5 tại chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam. Đây là lần thứ ba Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật Đản.
Silicone là một chất liệu đa năng, từ y học, công nghiệp đến đời sống hàng ngày, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ tính bền, an toàn và linh hoạt.
Hàng loạt linh vật Tết Ất Tỵ 2025 ở các địa phương đang rộn ràng với đa dạng mô hình rắn từ dễ thương, điệu đà đến dữ dằn, "độc-lạ", gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng...
Vào tháng 8/1910, một vụ cháy rừng tồi tệ xảy ra ở 3 tiểu bang của Mỹ. Thảm họa kinh hoàng này khiến 87 người thiệt mạng và hơn 1,2 triệu ha đất bị tàn phá.