Cận cảnh biệt thự Pháp cổ 100 năm tuổi sắp được “thần đèn” di dời

Cận cảnh biệt thự Pháp cổ 100 năm tuổi sắp được “thần đèn” di dời

Ngôi biệt thự Pháp cổ có tuổi đời hơn 100 năm tuổi thay vì bị đập bỏ đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch khảo sát, di dời nhờ "thần đèn" Nguyễn Văn Cư

Ngôi biệt thự Pháp cổ từ trên cao với những đường nét đặc trưng của kiến trúc Pháp cổ với các bờ nóc, ống khói, cửa thông hơi nhỏ, cửa 2 lớp, tường gạch 2 lớp… Phần mái ngói đã được thay lại nhưng vẫn giữ được nét đẹp cũ.
Ngôi biệt thự Pháp cổ từ trên cao với những đường nét đặc trưng của kiến trúc Pháp cổ với các bờ nóc, ống khói, cửa thông hơi nhỏ, cửa 2 lớp, tường gạch 2 lớp… Phần mái ngói đã được thay lại nhưng vẫn giữ được nét đẹp cũ.
Nằm ở góc đường Lê Lợi và Phạm Hồng Thái (TP Huế), căn biệt thự này có tuổi đời đã hơn 100 năm.
Nằm ở góc đường Lê Lợi và Phạm Hồng Thái (TP Huế), căn biệt thự này có tuổi đời đã hơn 100 năm.
Nơi này nguyên là trụ sở làm việc của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nơi này nguyên là trụ sở làm việc của Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đây là địa chỉ quen thuộc của giới văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Trần Hoàn, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Trần Hữu Pháp… nhà văn, nhà thơ Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vỹ, Trần Thùy Mai, Hải Bằng, Võ Quê, Trần Vàng Sao và các họa sĩ Bửu Chỉ, Vĩnh Phối, Đinh Cường…
Đây là địa chỉ quen thuộc của giới văn nghệ sĩ nổi tiếng như nhạc sĩ Trần Hoàn, Văn Cao, Trịnh Công Sơn, Trần Hữu Pháp… nhà văn, nhà thơ Thanh Hải, Nguyễn Khoa Điềm, Tô Nhuận Vỹ, Trần Thùy Mai, Hải Bằng, Võ Quê, Trần Vàng Sao và các họa sĩ Bửu Chỉ, Vĩnh Phối, Đinh Cường…
Hiện cổng vào ngôi biệt thự đã đóng do trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh đã chuyển đi nơi khác. Căn biệt thự thay vì phải đập bỏ đang được tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch di dời.
Hiện cổng vào ngôi biệt thự đã đóng do trụ sở Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật tỉnh đã chuyển đi nơi khác. Căn biệt thự thay vì phải đập bỏ đang được tỉnh Thừa Thiên Huế lên kế hoạch di dời.
Dấu ấn của "văn học nghệ thuật" ở ngôi biệt thự cổ.
Dấu ấn của "văn học nghệ thuật" ở ngôi biệt thự cổ.
Với kết cấu nền móng bằng gạch, việc di dời ngôi biệt thự 2 tầng này dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên "thần đèn" Nguyễn Văn Cư khẳng định sẽ di dời được.
Với kết cấu nền móng bằng gạch, việc di dời ngôi biệt thự 2 tầng này dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên "thần đèn" Nguyễn Văn Cư khẳng định sẽ di dời được.
Tòa nhà khi di dời qua bên kia đường còn phải xoay một góc 180 độ để mặt trước ngôi biệt thự xoay đối diện lại vị trí cũ.
Tòa nhà khi di dời qua bên kia đường còn phải xoay một góc 180 độ để mặt trước ngôi biệt thự xoay đối diện lại vị trí cũ.
Dấu ấn thời gian ở ngôi biệt thự Pháp cổ.
Dấu ấn thời gian ở ngôi biệt thự Pháp cổ.
Bậc thềm rêu phong. Gần nửa năm nay biệt thự không có người sử dụng.
Bậc thềm rêu phong. Gần nửa năm nay biệt thự không có người sử dụng.
Không muốn đập bỏ một "chứng nhân" lịch sử, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo tỉnh đã quyết định nhờ "thần đèn" giữ lại ngôi biệt thự này với mong muốn lưu giữ hình ảnh cho cố đô Huế.
Không muốn đập bỏ một "chứng nhân" lịch sử, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và lãnh đạo tỉnh đã quyết định nhờ "thần đèn" giữ lại ngôi biệt thự này với mong muốn lưu giữ hình ảnh cho cố đô Huế.
Kinh phí để di dời biệt thự cổ sẽ được huy động bằng nguồn xã hội hóa.
Kinh phí để di dời biệt thự cổ sẽ được huy động bằng nguồn xã hội hóa.
Hi vọng "thần đèn" sẽ di dời thành công biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi.
Hi vọng "thần đèn" sẽ di dời thành công biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi.
>>> Mời quý vị độc giả xem thêm video: Phân loại biệt thự cổ tại TP. HCM còn nhiều bất cập. (Nguồn: VTV24).

GALLERY MỚI NHẤT