Cận cảnh báu vật của nền văn hóa nghìn tuổi ở Tây Nguyên

Cận cảnh báu vật của nền văn hóa nghìn tuổi ở Tây Nguyên

(Kiến Thức) - Văn hóa Cát Tiên phát triển mạnh vào khoảng thế kỷ 8-10, chủ nhân có thể là hậu duệ của cư dân Phù Nam hoặc người Mạ. Cùng chiêm ngưỡng những báu vật quý giá của nền văn hóa nghìn năm này được trưng bày tại Bảo tàng Tỉnh Lâm Đồng.

Mi cửa niên đại khoảng thế kỷ 7, phát hiện tại gò 2A, di tích Cát Tiên (hiện vật phục chế). Quần thể di tích Cát Tiên trải dài trên 15 km ở phía tả ngạn sông Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Ngãi với diện tích 24 ha.
Mi cửa niên đại khoảng thế kỷ 7, phát hiện tại gò 2A, di tích Cát Tiên (hiện vật phục chế). Quần thể di tích Cát Tiên trải dài trên 15 km ở phía tả ngạn sông Đồng Nai thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung nhiều nhất ở xã Quảng Ngãi với diện tích 24 ha.
Linga - Yoni niên đại thế kỷ 8 - 10 - vật thờ của cư dân đạo Bà La Môn - phát hiện tại di tích Cát Tiên. Đây là khu phế tích các đền tháp và mộ tháp được xây dựng bằng gạch và đá có niên đại cách ngày nay khoảng 11 thế kỷ.
Linga - Yoni niên đại thế kỷ 8 - 10 - vật thờ của cư dân đạo Bà La Môn - phát hiện tại di tích Cát Tiên. Đây là khu phế tích các đền tháp và mộ tháp được xây dựng bằng gạch và đá có niên đại cách ngày nay khoảng 11 thế kỷ.
Bệ cột niên đại thế kỷ 8-10 thuộc nền văn hóa Cát Tiên. Mô típ kiến trúc và các hiện vật tìm thấy trong lòng đền tháp cho thấy phế tích này có liên hệ mật thiết với nền văn hóa Óc Eo và đạo Bà La Môn du nhập từ Ấn Độ.
Bệ cột niên đại thế kỷ 8-10 thuộc nền văn hóa Cát Tiên. Mô típ kiến trúc và các hiện vật tìm thấy trong lòng đền tháp cho thấy phế tích này có liên hệ mật thiết với nền văn hóa Óc Eo và đạo Bà La Môn du nhập từ Ấn Độ.
Một số mẫu đá, gạch kiến trúc được dùng để xây dựng khu thánh địa Cát Tiên, niên đại khoảng thế kỷ 8-10. Chủ nhân của phế tích Cát Tiên có thể là hậu duệ của cư dân Phù Nam hoặc người Mạ, một dân tộc bản địa hiện còn sinh sống tại khu vực này.
Một số mẫu đá, gạch kiến trúc được dùng để xây dựng khu thánh địa Cát Tiên, niên đại khoảng thế kỷ 8-10. Chủ nhân của phế tích Cát Tiên có thể là hậu duệ của cư dân Phù Nam hoặc người Mạ, một dân tộc bản địa hiện còn sinh sống tại khu vực này.
Tượng thần đầu voi Ganesa - vị phúc thần trong đạo Bà La Môn - được phát hiện tại di tích Cát Tiên. Khu di tích Cát Tiên có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử, dân tộc học và tham quan du lịch, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Tượng thần đầu voi Ganesa - vị phúc thần trong đạo Bà La Môn - được phát hiện tại di tích Cát Tiên. Khu di tích Cát Tiên có ý nghĩa rất lớn về văn hóa, lịch sử, dân tộc học và tham quan du lịch, đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2014.
Một bức tượng thần Ganesa khác được khai quật tại gò số 8, khu di tích Cát Tiên.
Một bức tượng thần Ganesa khác được khai quật tại gò số 8, khu di tích Cát Tiên.
Đôi tay tượng thần niên đại thế kỷ 7-10 được khai quật tại di tích Cát Tiên.
Đôi tay tượng thần niên đại thế kỷ 7-10 được khai quật tại di tích Cát Tiên.
Bộ Linga - Yoni được phát hiện tại gò số 5 năm 1994.
Bộ Linga - Yoni được phát hiện tại gò số 5 năm 1994.
Con triện đá được chạm khắc khá tinh xảo của văn hóa Cát Tiên.
Con triện đá được chạm khắc khá tinh xảo của văn hóa Cát Tiên.
Tranh đá có khắc các ký tự của cư dân Cát Tiên xưa.
Tranh đá có khắc các ký tự của cư dân Cát Tiên xưa.
Bàn nghiền và chày nghiền được phát hiện tại di tích Cát Tiên.
Bàn nghiền và chày nghiền được phát hiện tại di tích Cát Tiên.
Mộ chum Cát Tiên có chứa tro xương, phản ánh tập tục hỏa táng của tín đồ Bà La Môn.
Mộ chum Cát Tiên có chứa tro xương, phản ánh tập tục hỏa táng của tín đồ Bà La Môn.
Mộ vò, một hình thức khác của tục hỏa táng trong văn hóa Cát Tiên.
Mộ vò, một hình thức khác của tục hỏa táng trong văn hóa Cát Tiên.
Vòi bình kendy phát hiện tại di tích Cát Tiên.
Vòi bình kendy phát hiện tại di tích Cát Tiên.
Gương đồng của văn hóa Cát Tiên.
Gương đồng của văn hóa Cát Tiên.
Đĩa đồng thể hiện trình độ chế tác cao của cư dân Cát Tiên cổ.
Đĩa đồng thể hiện trình độ chế tác cao của cư dân Cát Tiên cổ.
Vòng tay bằng đồng của người Cát Tiên.
Vòng tay bằng đồng của người Cát Tiên.
Đồ trang sức làm bằng đá của văn hóa Cát Tiên, khai quật tại gò số 3 của khu di tích.
Đồ trang sức làm bằng đá của văn hóa Cát Tiên, khai quật tại gò số 3 của khu di tích.
Một số hiện vật làm bằng vàng chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A, 2B di tích Cát Tiên.
Một số hiện vật làm bằng vàng chế tác bằng kỹ thuật khắc miết, phát hiện tại gò 2A, 2B di tích Cát Tiên.
Phù điêu hình thần Siva bằng bạc được phát hiện tại di tích Cát Tiên năm 1995.
Phù điêu hình thần Siva bằng bạc được phát hiện tại di tích Cát Tiên năm 1995.
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.

GALLERY MỚI NHẤT