Cận cảnh 2 tuyến đường dự kiến dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Cận cảnh 2 tuyến đường dự kiến dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội

Hai tuyến đường được lựa chọn để thí điểm dành riêng cho xe đạp tại Hà Nội là tuyến chạy dọc sông Tô Lịch và quanh vỉa hè công viên Hòa Bình, đường Hoàng Minh Thảo.

Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hà Nội vừa đề xuất tổ chức hai  tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở dọc sông Tô Lịch, đoạn gần Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) đến khu Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) và quanh công viên Hòa Bình - đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).
Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP Hà Nội vừa đề xuất tổ chức hai tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở dọc sông Tô Lịch, đoạn gần Ngã Tư Sở (quận Đống Đa) đến khu Cầu Giấy (quận Cầu Giấy) và quanh công viên Hòa Bình - đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).
Sơ đồ 2 tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội.
Sơ đồ 2 tuyến đường dành riêng cho xe đạp ở Hà Nội.
Đoạn đường từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dài 2,3km, rộng 4m (3m dành riêng cho người đi xe đạp, 1m dành cho người đi bộ). Tuyến đường này chạy song song với đường Láng.
Đoạn đường từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy dài 2,3km, rộng 4m (3m dành riêng cho người đi xe đạp, 1m dành cho người đi bộ). Tuyến đường này chạy song song với đường Láng.
Hiện tuyến đường này dành cho người đi bộ và di chuyển bằng xe đạp. Theo phương án tổ chức của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, làn xe đạp sẽ được bố trí rộng 3m, 1m còn lại dành cho người đi bộ. Dải phân cách cứng dọc tuyến từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy đã được trồng hoa, cây xanh. Ông Trần Hải Đăng (53 tuổi, sống tại đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra hào hứng trước thông tin thí điểm xây dựng làn đường riêng cho xe đạp dọc sông Tô Lịch.
Hiện tuyến đường này dành cho người đi bộ và di chuyển bằng xe đạp. Theo phương án tổ chức của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, làn xe đạp sẽ được bố trí rộng 3m, 1m còn lại dành cho người đi bộ. Dải phân cách cứng dọc tuyến từ Ngã Tư Sở đến Cầu Giấy đã được trồng hoa, cây xanh. Ông Trần Hải Đăng (53 tuổi, sống tại đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội) tỏ ra hào hứng trước thông tin thí điểm xây dựng làn đường riêng cho xe đạp dọc sông Tô Lịch.
Hệ thống rào chắn 3 lớp được lắp đặt tại các điểm ra, vào tuyến đường nhằm tránh xe máy lưu thông. Ghi nhận thực tế, khu vực này đang bị vứt rác bừa bãi.
Hệ thống rào chắn 3 lớp được lắp đặt tại các điểm ra, vào tuyến đường nhằm tránh xe máy lưu thông. Ghi nhận thực tế, khu vực này đang bị vứt rác bừa bãi.
Thời gian qua, tuyến đường này bị đào xới để thi công hệ thống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch. Mặc dù việc thi công đã hoàn tất nhưng vẫn còn nhếch nhác, ngổn ngang rác, lều tạm.
Thời gian qua, tuyến đường này bị đào xới để thi công hệ thống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch. Mặc dù việc thi công đã hoàn tất nhưng vẫn còn nhếch nhác, ngổn ngang rác, lều tạm.
Lan can dọc bên sông Tô Lịch đã hoen gỉ. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho phương tiện, Sở GTVT mong muốn kết nối thí điểm với những hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt hay xe đạp công cộng. Từ đó, Sở đề xuất hai tuyến đường phù hợp để thực hiện thí điểm.
Lan can dọc bên sông Tô Lịch đã hoen gỉ. Ngoài việc đảm bảo an toàn cho phương tiện, Sở GTVT mong muốn kết nối thí điểm với những hệ thống vận tải hành khách công cộng như đường sắt đô thị, xe buýt hay xe đạp công cộng. Từ đó, Sở đề xuất hai tuyến đường phù hợp để thực hiện thí điểm.
Tuyến đường thí điểm thứ hai được Sở GTVT Hà Nội lựa chọn là vỉa hè quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).
Tuyến đường thí điểm thứ hai được Sở GTVT Hà Nội lựa chọn là vỉa hè quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo (quận Bắc Từ Liêm).
Tuyến đường dành cho xe đạp dài khoảng 5,7km, trong đó khu vực đi trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình dài 1,8km, đoạn trên đường Hoàng Minh Thảo dài gần 4km. Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất bổ sung 4 trạm xe đạp công cộng bao quanh khu vực công viên Hòa Bình, tăng cường kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng lân cận.
Tuyến đường dành cho xe đạp dài khoảng 5,7km, trong đó khu vực đi trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình dài 1,8km, đoạn trên đường Hoàng Minh Thảo dài gần 4km. Sở GTVT Hà Nội cũng đề xuất bổ sung 4 trạm xe đạp công cộng bao quanh khu vực công viên Hòa Bình, tăng cường kết nối với các phương tiện vận tải hành khách công cộng lân cận.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tuyến đường Hoàng Minh Thảo mỗi bên có 5 làn xe nhưng vắng phương tiện lưu thông.
Ghi nhận của phóng viên Dân trí, tuyến đường Hoàng Minh Thảo mỗi bên có 5 làn xe nhưng vắng phương tiện lưu thông.
Để tổ chức làn xe đạp, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo cho sửa chữa vỉa hè quanh công viên Hòa Bình, tạo đường ưu tiên cho xe đi hai chiều rộng 3m.
Để tổ chức làn xe đạp, Sở GTVT Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo cho sửa chữa vỉa hè quanh công viên Hòa Bình, tạo đường ưu tiên cho xe đi hai chiều rộng 3m.
Hiện vẫn còn một số người bán nước trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình. Nhiều người còn đi xe máy trên vỉa hè. Theo Sở GTVT Hà Nội, mức kinh phí để tổ chức thí điểm hai tuyến đường dành cho xe đạp là gần 10 tỷ đồng, trích từ ngân sách nhà nước: Tuyến đường dọc sông Tô Lịch kinh phí 970 triệu đồng, tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo kinh phí 8,8 tỷ đồng.
Hiện vẫn còn một số người bán nước trên vỉa hè quanh công viên Hòa Bình. Nhiều người còn đi xe máy trên vỉa hè. Theo Sở GTVT Hà Nội, mức kinh phí để tổ chức thí điểm hai tuyến đường dành cho xe đạp là gần 10 tỷ đồng, trích từ ngân sách nhà nước: Tuyến đường dọc sông Tô Lịch kinh phí 970 triệu đồng, tuyến xung quanh công viên Hòa Bình và đường Hoàng Minh Thảo kinh phí 8,8 tỷ đồng.

GALLERY MỚI NHẤT