Căn bệnh bí ẩn xuất hiện ở Ấn Độ lây nhiễm gần 300 người

Ngày 6/12, truyền thông Ấn Độ đã báo động về một ‘căn bệnh bí ẩn” mới xuất hiện trên gần 300 người ở ở bang Andhra Pradesh, đông nam của Ấn Độ.

Căn bệnh bí ẩn xuất hiện ở Ấn Độ lây nhiễm gần 300 người

Theo các phương tiện truyền thông, căn bệnh lạ đã khiến cho 1 người đã chết và ít nhất 292 người phải nhập viện ở bang Andhra Pradesh với các triệu chứng giống như một cơn động kinh.

Bệnh viện ở thành phố Eluru cho biết căn bệnh lạ khiến nhiều người đột ngột bất tỉnh sau khi có các triệu chứng bao gồm run rẩy, sùi bọt ở miệng và buồn nôn.

Can benh bi an xuat hien o An Do lay nhiem gan 300 nguoi

Theo Press Trust of India, người chết là một người đàn ông 45 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Chính phủ ở Eluru vào sáng ngày 6/12 và qua đời vào buổi tối.

Hầu hết những người nhập viện được cho là đã được ra viện sau khi trải qua các xét nghiệm cần thiết và tình trạng của họ được cải thiện.

Theo báo cáo, các cơ quan y tế địa phương cho biết, các bác sĩ không biết nguyên nhân gây bệnh vì các xét nghiệm tiêu chuẩn về máu, não và dịch tủy sống không cho thấy bất thường. Tất cả bệnh nhân nhập viện cũng cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.

India TV trích dẫn các nhân viên y tế nói rằng họ cảm thấy bối rối về thực tế là những người nằm viện không liên quan đến nhau theo bất kỳ cách nào, chẳng hạn như khi tham dự cùng một sự kiện và phần lớn những người nhập viện là người già và trẻ em.

Giới chức địa phương nghi ngờ nước uống bị ô nhiễm hoặc ô nhiễm không khí là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên cả hai nguyên nhân trên đều bị loại trừ vào tối 6/12.

Bộ trưởng Bộ Y tế Ấn Độ Alla Kali Krishna Srinivas tuyên bố: "Chúng tôi loại trừ nguyên nhân là do ô nhiễm nguồn nước hoặc ô nhiễm không khí sau khi các nhân viên y tế đến xem xét tại những khu vực có người bị mắc bệnh. Các mẫu nước đã được gửi đi xét nghiệm và không phát hiện thấy ô nhiễm. Những mẫu máu của bệnh nhân đã được gửi đến phòng xét nghiệm và không phát hiện tình trạng nhiễm virus. Tất cả các bệnh nhân đều âm tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19. Đây là một căn bệnh lạ và chỉ sau khi có kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm mới có thể xác định đây là bệnh gì".

Kinh hoàng căn bệnh lạ khiến gái trẻ phải hoãn cưới khẩn cấp

Chỉ sau 1 đêm thức dậy, căn bệnh lạ đã khiến toàn thân cô gái trẻ người Scotland bỗng nổi phát ban kín khắp người và mặt, khiến cô vô cùng khổ sở.

Kinh hoàng căn bệnh lạ khiến gái trẻ phải hoãn cưới khẩn cấp
Vào ngày cuối cùng của năm 2016, Kate Crawford, 27 tuổi đã vô cùng hoảng loạn khi thức dậy và nhìn thấy toàn thân nổi phát ban từ mặt đến chân. Từ đó cho đến nay, chưa có bác sĩ nào chẩn đoán được căn bệnh lạ mà cô mắc phải.

Bệnh lạ: Hội chứng bất tử và cuộc sống của những xác sống zombie

Tự nghĩ mình đã chết, tưởng tượng ra sự mục ruỗng của cơ thể, những bệnh nhân mắc hội chứng Cotard sẽ chết dần mòn trong đau đớn.

Bệnh lạ: Hội chứng bất tử và cuộc sống của những xác sống zombie
Có bao giờ ai đó gần bạn cứ lảm nhảm về thuyết bất tử hay không cần ăn cũng sống sót hay không? Đừng tin và hãy đưa người ấy vào viện ngay bởi họ đang bị mắc phải một bệnh cực kì hiếm gặp trên hành tinh này: Hội chứng Cotard.

Người đàn ông sống trong tư thế gập đôi người suốt 28 năm vì căn bệnh lạ

Chỉ vì điều kiện gia đình không cho phép cùng với tính rủi ro cao khi phẫu thuật mà người đàn ông này phải chịu cảnh mặt úp vào đầu gối suốt hơn 2 thập kỷ.

Người đàn ông sống trong tư thế gập đôi người suốt 28 năm vì căn bệnh lạ
Trong năm này, các bác sĩ ở bệnh viện Đại học Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) đã thực hiện 4 ca phẫu thuật chỉnh nắn xương sống cho ông Li Hua, người có biệt danh là "Folding Man" (tạm dịch: Người đàn ông còng lưng).
Nguoi dan ong song trong tu the gap doi nguoi suot 28 nam vi can benh la

Vậy mà suốt 28 năm trời kể từ khi mắc căn bệnh quái ác, ông không thể đứng thẳng được nữa. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.