Campuchia tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc

(Kiến Thức) - Campuchia tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc, trong khi Thủ tướng Hun Sen cho biết hai nước hướng tới quan hệ đối tác  “toàn diện”.

Campuchia tăng cường hợp tác quân sự với Trung Quốc
Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã có chuyến công du năm ngày đến Trung Quốc, gặp gỡ một số quan chức quân sự cao cấp và nhận được nhiều cam kết hỗ trợ từ phía quân đội Trung Quốc.

Hướng tới quan hệ đối tác “toàn diện”

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh nói với Ban Tiếng Khmer của VOA rằng chuyến thăm đã thành công trong việc giúp hợp tác quân sự Campuchia-Trung Quốc trở nên chặt chẽ hơn. Theo ông Tea Banh, quan hệ quân sự  Campuchia-Trung Quốc còn thân cận hơn quan hệ quân sự  Campuchia-Mỹ.
Campuchia tang cuong quan he quan su voi Trung Quoc
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh đã có chuyến công du năm ngày đến Trung Quốc và nhận được nhiều cam kết hỗ trợ.
Campuchia và Trung Quốc từ lâu đã có quan hệ gần gũi và mối quan hệ này còn gần hơn sau năm 2012 khi Campuchia, trên cương vị nước chủ nhà của Hội nghị Cấp cao ASEAN, đứng về phía Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông gây tranh cãi. Năm sau, Bắc Kinh cấp cho Phnom Penh khoản vay 195 triệu USD để mua 12 chiếc trực thăng vũ trang Z-9 của Trung Quốc. Vào tháng 5 năm nay, Trung Quốc cam kết cung cấp xe tải quân sự, phụ tùng, thiết bị và hóa chất không xác định.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen thường ca ngợi mối quan hệ này. Trong lễ khánh thành một tuyến đường do Trung Quốc tài trợ tại tỉnh Kampong Som vào tháng trước, ông nói với một nhóm nông dân rằng quan hệ Campuchia-Trung Quốc đạt mức cao nhất từ trước tới giờ và rằng cả hai nước đang hướng tới  quan hệ đối tác toàn diện. Ngân quỹ phát triển của Trung Quốc dành cho Campuchia trong năm 2015 là 140 triệu USD, tăng lên từ mức 100 triệu USD vào năm ngoái, ông Hun Sen nói.

Trung Quốc lợi hơn Campuchia

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng Trung Quốc đang được lợi nhiều hơn Campuchia.
Chheang Vannnarith, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Leeds, cho biết Trung Quốc cần Campuchia là một đối tác trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà sự cạnh tranh đang gia tăng.
Nhận định Đông Nam Á là nói "khu vực này đầy những cạnh tranh phức tạp" giữa Trung Quốc-Nhật Bản và Trung Quốc-Mỹ, giáo sư Chheang Vannnarith nói: "Trung Quốc giành Campuchia ở Đông Dương và khu vực sông Mekong để củng cố không gian ảnh hưởng của họ trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương”.
Cho rằng Campuchia đang chơi một trò chơi mạo hiểm, giáo sư  Vannnarith nhận định: "Khi mà chúng tôi (Campuchia) dựa vào Trung Quốc quá nhiều thì chúng tôi sẽ mất điều được gọi là sự tự quyết trong chính sách đối ngoại".
Paul Chambers, giáo sư tại Đại học Chiang Mai, nói Trung Quốc sử dụng Campuchia để gây ảnh hưởng với  ASEAN, trong điều mà ông mô tả là "chiến tranh lạnh đang phát triển" giữa Bắc Kinh và Washington.
Giáo sư nghiên cứu chiến lược Hugh White của Đại học Quốc gia Australia nói với VOA Tiếng Khmer rằng hợp tác quân sự Campuchia-Trung Quốc ngày càng tăng là nhằm chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực và cho thấy "Trung Quốc có thể sẵn sàng hỗ trợ Campuchia trong tranh chấp biên giới với Việt Nam”.

Thái Lan lo ngại Hiệp ước quân sự Trung Quốc-Campuchia

Thái Lan lo ngại Hiệp ước quân sự Trung Quốc-Campuchia
Hiệp ước viện trợ quân sự Trung Quốc-Campuchia được ký kết tại Phnom Penh (Campuchia).
 Hiệp ước viện trợ quân sự Trung Quốc-Campuchia được ký kết tại Phnom Penh (Campuchia).

Hiệp ước này được ký kết trong chuyến thăm Phnom Penh, Campuchia của tướng Thích Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, trong đó có việc Trung Quốc sẽ huấn luyện quân đội Campuchia và bắt đầu cung cấp vũ khí hạng nặng cho đất nước này. Chuyến hàng “viện trợ” đầu tiên gồm 12 máy bay trực thăng vũ trang được thực hiện ngay lập tức sau khi hiệp ước này có hiệu lực.

Ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc ở Campuchia

Ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc ở Campuchia
Lãnh đạo Tập Cận Bình và Thủ tướng Hun Sen.
 Lãnh đạo Tập Cận Bình và Thủ tướng Hun Sen.

Nhận xét đầu tiên của báo Pháp Le Figaro là Campuchia Campuchia ngày nay, cũng như cố Quốc vương Sihanouk, đã trở thành người bạn tốt nhất của Trung Quốc ở Đông Nam Á.

Nội chiến Ukraine đang lan về phía tây

(Kiến Thức) - Nội chiến Ukraine đang lan về phía tây và nguy cơ xảy ra đảo chính lần hai là không thể loại trừ.

Nội chiến Ukraine đang lan về phía tây
Khốn nỗi, người ngoài khó có thể biết nội chiến Ukraine đang lan về phía tây, nếu chỉ nghe theo các phương tiện truyền thông chính thống Phương Tây.

Đâu là sự thật

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Kênh đào Panama và 'ân oán' Mỹ - Panama hơn 100 năm

Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây tuyên bố muốn giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama đã dẫn tới căng thẳng trong mối quan hệ hai nước vốn trải qua nhiều thăng trầm trong hơn 100 năm qua.
Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Cháy rừng tại Mỹ: Thêm nhiều khu vực phải sơ tán

Truyền thông địa phương cho biết đám cháy Palisades ở phía Tây thành phố đã chuyển hướng lan về phía Đông Bắc. Chính quyền đã phải ban bố lệnh sơ tán đối với khu vực Brentwood và phía chân đồi của thung lũng San Fernando.