Cầm 25 triệu tiêu Tết: Tôi không dám ra khỏi nhà mua sắm

Tôi được thưởng Tết Nguyên đán 10 triệu, chồng tôi được 15 triệu đồng. Toàn bộ số tiền này được dùng để chi tiêu Tết, nhưng tôi vẫn thấy thiếu trước hụt sau.

Cầm 25 triệu tiêu Tết: Tôi không dám ra khỏi nhà mua sắm
Tôi năm nay tròn 30 tuổi, đã lập gia đình và có một con nhỏ lên 5 tuổi. Thu nhập của vợ chồng tôi không quá cao, cũng không thuộc diện quá thấp. Thế nên, cưới nhau được 6 năm, vợ chồng tôi đã mua được căn nhà chung cư 70 mét vuông và đến thời tại chỉ còn nợ khoảng hơn 100 triệu đồng nữa.
Tiền thu nhập hàng tháng được vợ chồng tôi trích ra một phần để trả nợ mua nhà đều đặn, phần còn lại cho chi tiêu sinh hoạt. Vì vậy, mấy năm gần đây, toàn bộ tiền thưởng Tết của chúng tôi đều dùng chi tiêu mua sắm Tết chứ không có ý định phải chắt bóp lấy tiền trả nợ như nhiều cặp vợ chồng trẻ khác.
Những năm trước, thưởng Tết Nguyên đán của tôi thường được 10 triệu đồng, chồng tôi được khoảng 15 triệu đồng. Tổng thưởng Tết lên tới 25 triệu đồng mà tôi tiêu Tết vẫn thấy thiếu trước hụt sau.
Cam 25 trieu tieu Tet: Toi khong dam ra khoi nha mua sam
Nhiều gia đình đang đau đầu tính toán tiền chi tiêu Tết sao cho hợp lý. 
Cụ thể, tôi biếu ông bà nội 5 triệu đồng, biếu ông bà ngoại 5 triệu đồng, mua quần áo Tết cho con hết 1 triệu đồng, mua sắm Tết cho gia đình tôi trên Hà Nội hết 3 triệu đồng; mua quà đi lễ Tết hết 4 triệu đồng (bên nhà chồng tôi có phong tục đi đến chơi Tết nhà họ hàng phải có bánh kẹo đem đến lễ Tết, chưa kể các bác ruột bên bố mẹ chồng ngoài bánh kẹo đem lễ Tết còn phải kèm thêm thùng bia hay chai rượu).
Ngoài ra, tiền mừng tuổi hết khoảng 7 triệu đồng. Trong đó, ông bà nội 1 triệu, ông bà ngoại 1 triệu, các cháu nội, cháu ngoại; mừng tuổi người già trong họ, các cháu họ,... Đó là chưa tính, về quê chồng ăn Tết, tôi còn tiêu lặt vặt cho các khoản hoa quả Tết, bánh kẹo Tết để tiếp khách đến chơi nhà.
Vì thế năm ngoái, chúng tôi có 25 triệu tiêu Tết vẫn không đủ, chưa kể nhà anh em họ hàng xa tôi còn trốn, không dám đến chơi chúc Tết, bởi đi nhiều phải mừng tuổi nhiều. Ngày mùng 3 Tết đi xe về nhà ngoại chơi, tôi phải phải móc bao lì xì của con ra để chi trả.
Năm nay, số tiền thưởng Tết của tôi vẫn vậy, nhưng công ty chồng tôi năm vừa rồi làm ăn không được thuận lợi cho lắm nên tiền thưởng Tết chỉ được 9 triệu đồng. Tức Tết này tiền tiêu của gia đình tôi có khoảng 19 triệu đồng.
Thật ra, mọi người bảo có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít, tôi cũng tính cắt giảm một vài khoản không cần thiết. Nhưng, năm nay, mẹ chồng tôi bảo ông bà đã có tuổi rồi nên giao cho tôi thêm khoản sắm sửa lo Tết cho nhà chồng.
Tôi tính, năm nay các khoản đều phải giảm bớt đi cho phù hợp kinh tế của gia đình, chỉ biếu ông bà nội 3 triệu đồng, ông bà ngoại 3 triệu đồng, sắm quần áo Tết cho con 1 triệu đồng, mua sắm Tết cho gia đình trên Hà Nội khoảng 2 triệu đồng, mua quà đi lễ Tết hết 3 triệu đồng; tiền mừng tuổi hết 5 triệu đồng, tiền sắm Tết cho nhà chồng hết 4 triệu đồng nữa (mua cây quất hoặc đào; 3 con gà cho hôm tất niên, ngày mùng 1 và ngày mùng 2; bánh chưng; bánh kẹo, thịt lợn; thịt bò, rau củ quả, bánh kẹo thờ Tết; bánh kẹo mời khách,... ).
Tất cả các khoản đã được cắt giảm, thế nhưng kế hoạch dự trù tiêu Tết của tôi tính sơ sơ vẫn hết 21 triệu đồng, chưa có tiền đi lại, trong khi thưởng Tết của vợ chồng tội dồn lại cũng chỉ được 19 triệu đồng, tức thiếu ít nhất 2 triệu đồng
Cả tuần nay, tôi cứ ngồi tính đi tính lại xem có cắt giảm được thêm khoản nào không, nhưng khoản nào cũng đã cắt giảm xuống mức thấp nhất có thể. Bạn bè khuyên giảm tiều biếu nhà nội và nhà ngoại xuống, song tôi thấy thế không ổn, bởi mấy năm nay vợ chồng tôi dồn tiền vào trả nợ, chỉ có Tết mới biếu bố mẹ được mấy đồng, giờ mà cắt đi thì không hay lắm.
Với bảng dự trù tiêu Tết hết 21 triệu năm nay, các bạn có thể cho tôi lời khuyên nên cắt giảm bớt ở những khoản nào để phù hợp với số tiền thưởng Tết 19 triệu đồng mà vợ chồng tôi có được, tránh không bị thâm hụt ngân sách, mà không mang tiếng “sắm Tết hẻo”?.
Tôi đang khủng hoảng thật sự, thậm chí ngày nghỉ thiên hạ rầm rập mua sắm mà tôi không dám ra khỏi nhà vì sợ tiện tay tiêu quá thì hỏng cả kế hoạch tết.

Buôn cả "kho" miến dong Tết: Lãi 15 triệu, vợ chồng cãi nhau

Tết đến, nhà nhà người người lo chuyện ăn gì, tiêu pha thế nào, làm sao để kiếm tiền tiêu Tết?

Buôn cả "kho" miến dong Tết: Lãi 15 triệu, vợ chồng cãi nhau
Tết đến, nhà nhà người người lo chuyện ăn gì, tiêu pha thế nào, làm sao để kiếm tiền tiêu Tết?. Những câu hỏi này khiến chị em đau đầu bàn tính mỗi khi cái Tết cận kề.

9 khoản dự phòng tiêu Tết bất di bất dịch của người vợ trẻ

Sau khi lập kế hoạch chi tiêu Tết với 9 khoản dự phòng bất bi bất dịch sau, giờ thì mình chỉ bắt đầu thực hiện theo và nhất quyết không để phát sinh bất cứ khoản nào.

9 khoản dự phòng tiêu Tết bất di bất dịch của người vợ trẻ
Chào các bạn!

Những mặt hàng hốt bạc giúp bạn rủng rỉnh tiền tiêu Tết

Dịp Tết 2017, kinh doanh những mặt hàng bán chạy ngày Tết này, bạn sẽ "một vốn bốn lời", rủng rỉnh tiền tiêu Tết.

Những mặt hàng hốt bạc giúp bạn rủng rỉnh tiền tiêu Tết
Kinh doanh Hoa – Cây cảnh chơi Tết
Nhung mat hang hot bac giup ban rung rinh tien tieu Tet
Hoa và cây cảnh luôn là mặt hàng bán chạy ngày tết. 
Không phải bàn cãi nhiều, hoa và cây cảnh luôn là mặt hàng bán chạy ngày Tết, vì hầu như gia đình nào cũng cần để mang không khí Tết vào nhà. Tuyệt vời hơn nữa là bạn không cần đầu tư quá nhiều vốn để kinh doanh mặt hàng này vào dịp Tết Nguyên Đán; chỉ cần 500 nghìn – 1 triệu là bạn đã có thể nhập tất cả các loại hoa, cây cảnh mini về bán (từ ly đến hồng, cúc, lay ơn, cẩm chướng; dâu tây…)
Bạn nên bán hoa từ Rằm tháng Chạp đến chiều 30 Tết. Khoảng thời gian từ Rằm đến 23/12 Âm lịch, người dân có nhu cầu tiêu thụ hoa lớn cho việc thắp hương, cúng Ông Công Ông Táo. Từ 23 đến 30/12 là khoảng thời gian không khí Tết Nguyên đán 2017 ngập tràn, gia đình nào cũng sắm sửa hoa tươi – cây cảnh để trang trí).
Kinh doanh các loại quả
Nhung mat hang hot bac giup ban rung rinh tien tieu Tet-Hinh-2
Hoa quả là thứ không thể thiếu trong ngày Tết. 
Khi nhắc tới mặt hàng bán chạy ngày tết, bạn không nên bỏ qua các loại quả. Cũng như hoa, chẳng có gia đình nào có thể quên đi mâm ngũ quả ngày Tết. Thời xưa, mâm ngũ quả truyền thống thường bao gồm: mãng cầu (na); sung; dừa; đu đủ; xoài. Ngày nay, vượt ra khỏi ranh giới truyền thống, người dân thường chọn cho mình những loại quả không chỉ ý nghĩa mà còn đẹp mắt (như phật thủ, quả thần tài, dứa, bưởi Đoan Hùng, thanh long…).
Bạn dễ dàng tìm được mối buôn các loại quả trên dựa vào các mối quan hệ sẵn có (anh chị em bạn bè làm cùng cơ quan, bạn đại học ở những vùng có các loại quả đó…); hay đơn thuần chỉ là kinh doanh những quả nhỏ nhỏ như sung, quất trong mùa Tết. Hoặc bất cứ loại nào để người dân dùng được trong ngày Tết (chứ không chỉ là bày mâm ngũ quả). Thời điểm kinh doanh các loại quả lý tưởng là từ sau 23 tháng Chạp đến tận ngày cuối cùng của năm Âm lịch!
Kinh doanh các loại hoa quả sấy khô
Nhung mat hang hot bac giup ban rung rinh tien tieu Tet-Hinh-3
Ảnh minh họa. 
Trong phòng khách ngày Tết của mọi nhà sẽ không thể thiếu những đĩa hoa quả sấy khô. Nhưng hiện nay có rất nhiều loại hoa quả sấy và mỗi loại thì chất lượng hoàn toàn khác nhau, giá cả khác nhau.
Vì thế kinh doanh hoa quả sấy, bạn cần lấy hàng chất lượng và đạt tiêu chuẩn rất ngon thơm và giòn. Nếu có thể hãy cam kết về chất lượng cho khách hàng, không ngon trả lại để khách hàng yên tâm.
Nên bạn đừng so sánh với những nơi khác báo giá hoa quả sấy rẻ hơn vì nếu bạn muốn giá rẻ hơn vài chục thì cũng có trước mình có lấy về nhưng không được ngon và chất lượng nên đã dừng lại. Cam kết hàng chất không ngon trả lại.
Kinh doanh thực phẩm Tết handmade siêu sạch
Một số mặt hàng thực phẩm Tết bán chạy bạn có thể làm như mứt Tết, bò khô, bánh chưng, giò sạch, nem chua. Nếu chăm chỉ, bạn dễ dàng kiếm được món lời không nhỏ từ việc kinh doanh này. Đừng quên tận dụng các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp mời họ mua hàng và giới thiệu bạn bè giúp bạn. Để tận dụng được tối đa điều đó, bạn phải chứng minh chất lượng cho họ thấy đã: hãy làm thử một chút để họ ăn thử. Nếu ngon, chắc chắn họ sẽ tự giới thiệu cho bạn ngay!
Thông thường, chúng ta cần lên trước danh sách các món cho mọi người đặt và sau 23 tháng Chạp thì bắt đầu rao bán – làm hàng.
Kinh doanh đặc sản các vùng miền để bán trong ngày Tết
Bên cạnh thực phẩm handmade siêu sạch, một thứ được yêu chuộng khá nhiều trong mùa Tết là đặc sản từ khắp các vùng miền trên cả nước. Nhập buôn được mấy món này (thịt trâu gác bếp, thịt chua Thanh Sơn, tỏi Lý Sơn, hồng dẻo Đà Lạt, nem chua Thanh Hóa, bưởi Đoan Hùng…) là bạn không cần phải lo nghĩ thêm chút này chuyện Tết này bán gì kiếm tiền nữa.
Mỗi loại đặc sản lại có thời gian sử dụng khác nhau nên bạn lưu ý để nhập hàng và bán cho tươi – ngon – đảm bảo chất lượng: Những loại đặc sản khô thường có hạn sử dụng khá dài nên bạn có thể bán trước Tết từ 1 đến 2 tháng; còn các đặc sản tươi (nem chua, bưởi…) thì chỉ nên nhập bán từ khoảng 20 tháng Chạp.
Kinh doanh Gà – Ngan.. quê
Cứ mỗi dịp Tết đến, người thành phố đổ xô về nông thôn để mua gia cầm vào những ngày gần Tết (đặc biệt từ mấy ngày trước 23 tháng Chạp).
Chỉ cần tìm được nguồn hàng đáng tin cậy (dựa trên các mối quan hệ quen biết để tìm kiếm hoặc nhà bạn có nuôi thì càng tuyệt vời) là bạn đã tự mở ra cho mình một cơ hội kinh doanh dịp Tết không cần vốn mà vẫn có lãi. Cứ ai đặt hàng thì bạn nhận rồi mới đặt mua ở người dân. Đây là phương án kinh doanh cực kỳ khả thi và không bao giờ lo bị lỗ!
Kinh doanh rau củ sạch – mặt hàng bán chạy ngày Tết
Rau củ lại là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân Việt Nam. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn có thể mang đến cho họ một nguồn cung rau củ sạch; đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Người trong cơ quan đã biết bạn như nào rồi sẽ đặt mua đồ của bạn và giới thiệu cho người quen của họ đặt mua nữa, mạng lưới kinh doanh của bạn cứ thế tự nhiên mà mở rộng. Nếu có thời gian, bạn còn dễ dàng phát triển lâu dài được nghiệp này – vì tất cả chúng ta đều cần rau củ sạch mỗi ngày, chứ không riêng gì dịp Tết.
Kinh doanh bán muối – diêm – bật lửa
Theo quan niệm truyền thống dân gian, đầu xuân năm mới ra đường, mang về một chút diêm/bật lửa cho đỏ tài vận, lộc lá cả năm; mang theo một chút muối để xua đi những điều không may mắn.
Những thứ này có thể bán vào đêm giao thừa và những ngày đầu xuân năm mới; nhưng đêm giao thừa sẽ có nhiều người mua hơn hẳn. Dành ra một đêm giao thừa để đi bán muối – diêm/bật lửa, bạn sẽ thu được nguồn lợi nhuận siêu khủng, đủ để hân hoan cả dịp Tết.
Kinh doanh phong bao lì xì
Lì xì hay nhiều nơi gọi là mừng tuổi là một truyền thống tốt đẹp, một phong vị tết không thể thiếu của người dân Việt Nam. Vì vậy, mỗi độ xuân về các thành viên trong gia đình, nhất là trẻ nhỏ đều háo hức đợi ông bà, cha mẹ phát tiền lì xì và chúc mừng tuổi mới. Trước khi phát lì xì, tiền sẽ được cho vào một phong bao nhỏ có tên gọi là phong bao lì xì, với các kiểu mẫu tùy biến theo năm, trên phong bào hay được in các họa tiết ngộ nghĩnh, hình con giáp đặc trưng của năm, hay ông tài, ông lộc…
Việc bỏ vốn nhập phong bao lì xì cũng không quá lớn, tùy vào khả năng tài chính mà bạn có thể nhập nhiều hoặc chia thành nhiều đợt để xoay vốn. Khách hàng hướng đến là tất mọi người, từ bạn bè, người thân cho đến các khách hàng đặt hàng trực tuyến. Nếu công việc làm ăn thuận lợi, chắc chắn bạn sẽ thu về khoản lợi nhuận kha khá đủ để vi vu mấy ngày tết.
Bán các đồ trang trí
Nhung mat hang hot bac giup ban rung rinh tien tieu Tet-Hinh-4
Đồ trang trí giúp cho cây đào, cây quất thêm lung linh, ngôi nhà thêm sắc màu. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01: Tăng bật dữ dội?

Giá xăng hôm nay 14/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá xăng RON95-III, giá xăng E5RON92, giá dầu diesel 0.05S, giá dầu hỏa, giá dầu mazut 180CST 3.5S ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.