Cải trang đi xem bói, Càn Long được thầy tướng phán thọ 80 tuổi

Càn Long thọ đến 88 tuổi, là vị vua trường thọ nhất lịch sử Trung Quốc. Thời gian trị vì của ông kéo dài hơn 60 năm.

Cải trang đi xem bói, Càn Long được thầy tướng phán thọ 80 tuổi
Càn Long vốn là vị vua thích ngao du cảnh đẹp Trung Hoa nên sinh thời ông đã 6 tuần du phía Nam. Tương truyền, trong một lần tuần du qua Tô Châu, Vua Càn Long thấy cảnh liền muốn vi hành để trải nghiệm những điều mới lạ.
Cai trang di xem boi, Can Long duoc thay tuong phan tho 80 tuoi
 
Khi đang tản bộ trên đường thì gặp một thầy tướng số sở hữu khí chất của bậc tiền nhân. Mặc dù trong cung không thiếu các thầy phong thủy, tướng số nhưng Càn Long vẫn gieo quẻ ở nơi dân gian xem có khác không. Khi Càn Long vừa ngồi xuống đối diện chưa kịp lên tiếng thì thầy tướng số đã nhìn ra thân phận của ông. Thậm chí thầy còn biết ông muốn tiên đoán điều gì dù không hề hỏi bát tự.

Vị thầy tướng số nói rằng, Càn Long có thể sống đến 80 tuổi và nhà Thanh có thể kéo dài 800 năm. Sau khi rời đi khỏi gánh hàng của thầy xem tướng, Càn Long ngoài mặt thì bình thản nhưng vừa đi một đoạn đã sai thuộc hạ quay lại ám sát người này để diệt khẩu.
Cai trang di xem boi, Can Long duoc thay tuong phan tho 80 tuoi-Hinh-2
 
Lý do vì sao Càn Long lại giết thầy tướng số?
Trong suốt lịch sử Trung Quốc, hiếm có triều đại nào có thể tồn tại được 800 năm vậy nên lời tiên tri của thầy tướng số là điều tốt. Tuy nhiên, đây là việc sử dụng bói toán để suy đoán về hoàng gia và vận mệnh quốc gia theo ý muốn. Nếu được khen thưởng, nó sẽ mở ra một xu hướng không lành mạnh cho người dân học theo để làm hài lòng Hoàng đế và tất nhiên sẽ có thể sẽ bị những kẻ xấu lợi dụng.
Ngoài ra, Hoàng đế nào cũng mong sống lâu trăm tuổi, và vua Càn Long cũng không ngoại lệ. Khi đó Càn Long vẫn khỏe mạnh, đột nhiên người khác dự đoán rằng ông chỉ có thể sống đến 80 tuổi và chỉ còn 10 năm nữa. Chẳng vị vua nào có thể hài lòng về việc tiên đoán này của thầy tướng số.

Sự thật gây choáng “câu lạc bộ ăn chơi” cực khủng của Càn Long

Hoàng đế Càn Long không muốn sống như cha mình là Hoàng đế Ung Chính, suốt ngày chỉ biết ngồi phê tấu chương mệt mỏi, nên đã quyết định mở rộng không gian sống cho riêng mình.

Sự thật gây choáng “câu lạc bộ ăn chơi” cực khủng của Càn Long
Ngày 3/9/1735, Càn Long đăng cơ trở thành vị hoàng đế thứ 6 của triều đại nhà Thanh. Nửa năm sau đăng cơ, Hoàng đế Càn Long bắt đầu cải tạo nơi ở trong hoàng cung.

Được dâng tặng mỹ nhân xinh đẹp, Càn Long chỉ lâm hạnh 1 đêm đã e ngại

Dù vẫn được sủng ái nhưng Càn Long không sủng hạnh mỹ nhân này thêm một lần nào nữa kể từ khi phát hiện ra một "nhược điểm" trên người đối phương.

Được dâng tặng mỹ nhân xinh đẹp, Càn Long chỉ lâm hạnh 1 đêm đã e ngại

Ái phi nổi tiếng của Càn Long – một trong ba mỹ nhân vừa "đẹp" vừa "thơm" nức tiếng trong lịch sử

Trong thời cổ đại, có tất cả ba mỹ nhân mà vừa sinh ra đã có mùi hương tự nhiên ở trên người.

Người thứ nhất là Tây Thi, Tây Thi là "món quà" mà Việt vương Câu Tiễn dâng tặng lên Ngô vương Phù Sai.

Phù Sai đã bị mùi hương trên người Tây Thi làm cho mê mẩn, ông thậm chí còn xây cho Tây Thi một hồ tắm riêng, đặt tên là "Hương Thủy Khê".

Mùi hương trên người Tây Thi thơm đến nỗi mà sau 3 năm từ khi nàng qua đời, chiếc giường nàng từng nằm vẫn còn lưu giữ mùi hương của nàng.

Người thứ hai là Dương Ngọc Hoàn (Dương Qúy Phí), nhà thơ Lý Bạch từng viết một bài thơ khen ngợi mùi hương trên người nàng: "Nhất chi hồng diễm lộ ngưng hương, vân vũ Vu Sơn uổng đoạn trường".

Ý của câu thơ là mùi hương trên người của Dương Ngọc Hoàn thơm đến mức khiến cho tiên nữ Vu Sơn cũng phải ngây ngất, (tiên nữ Vu Sơn là nhân vật trong truyền thuyết cổ đại của Trung Quốc).

Và người thứ ba trong ba mỹ nhân nức tiếng này là phi tử của Càn Long – Dung phi.

Dung phi chính là nguyên mẫu của nhân vật Hương phi mà mọi người đều rất quen thuộc trong bộ phim "Hoàn Châu cách cách".

Tranh minh họa.

Cũng giống như những gì mà bộ phim miêu tả về Hương phi, Hương phi ở ngoài đời, hay nói cách khác chính là Dung phi là người Duy Ngô Nhĩ, họ Hòa Trác Thị.

Trong truyền thuyết Dung phi được miêu tả là một người con gái có dung mạo vô cùng đặc biệt, khác biệt so với tất cả mọi người xung quanh. Nàng không cần dùng đến bất cứ hương liệu gì mà toàn thân vẫn toát lên một mùi hương thoang thoảng, thơm dịu.

Con đường trở thành phi tử của Càn Long của Dung phi

Một người ở nơi biên cương xa xôi như Dung phi đã tiến vào hoàng cung nhà Thanh như thế nào?

Câu chuyện này phải kể từ sự kiện vua Càn Long dẹp loạn cuộc nổi dậy của Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác, (hai người đứng đầu nổi tiếng trong lịch sử vùng Tây Bắc Trung Quốc).

Năm 1755, nhà Thanh đã dẹp yên, bình định khu Chuẩn Cát Nhĩ Hãn (một đế quốc du mục trên thảo nguyên châu Á), sau đó đã phóng thích các tù nhân Ba La Ni Đô và Hoắc Tập Chiêm, hai người này cũng chính là Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác, những người gây ra cuộc nổi loạn chống đối triều đình nhà Thanh.

Những tưởng việc phóng thích sẽ khiến cho hai anh em Hòa Trác biết ơn triều đình nhà Thanh, nhưng thật không ngờ được rằng, hai anh em này đã lấy oán báo ơn, họ đã khống chế, kiểm soát khu Kashgar và Yarkand (thuộc Tân Cương, Trung Quốc ngày nay), âm mưu phân tách, chia rẽ lãnh thổ Đại Thanh.

Duoc dang tang my nhan xinh dep, Can Long chi lam hanh 1 dem da e ngai-Hinh-2

Hương Phi (Dung phi) trên phim.

Mặc dù xuất thân cùng một tổ tộc với 2 anh em Hòa Trác, nhưng gia đình của Dung phi vẫn kiên quyết phản đối hành động của họ, và luôn đứng về phía triều đình nhà Thanh, cùng triều đình tác chiến.

Năm 1759, triều đình nhà Thanh đã thành công bình định được cuộc nội loạn của Đại Hòa Trác và Tiểu Hòa Trác. Hai anh em Hòa Trác sau khi bại trận đã lẩn trốn đến Ba Đạt Khắc San (nước chư hầu của Đại Thanh), sau đó đã bị chính người dân tại nơi đây giết chết.

Để khen ngợi những người từng giúp đỡ triều đình nhà Thanh trong việc dẹp loạn, vua Càn Long đã đặc biệt ban thưởng cho những người có công, trong đó có gia đình của Dung phi.

Khi đó, anh trai của Dung phi – Đồ Nhĩ Đô đã đưa theo gia quyến và Dung phi cùng lên kinh thành, tiến cung để lĩnh thưởng.

Tuy rằng, Dung phi lúc nhập cung đã 27 tuổi – một độ tuổi được đánh giá là đã quá tuổi để lấy chồng ở thời xưa, nhưng Càn Long vẫn bị hấp dẫn bởi dung mạo xinh đẹp và mùi hương tươi mát ngào ngạt trên người nàng.

Dung phi không những sở hữu một dung mạo xinh đẹp và một mùi hương đặc biệt trên người, nàng còn may mắn được hưởng gen di truyền ca hát và nhảy múa từ bao đời nay của những thiếu nữ Duy Ngô Nhĩ.

Khi nhảy múa, cả người của Dung phi vô cùng mềm mại, uyển chuyển, động tác cổ cũng cực kì linh hoạt, trông nàng giống như một con thiên nga trắng đầy cao quý vậy.

Ảnh minh họa.

Sau khi thưởng thức màn biểu diễn của tuyệt sắc mỹ nhân Dung phi, Càn Long đã bị nàng làm cho say đắm, lập tức đưa nàng vào hậu cung và phong nàng làm Qúy nhân.

Con đường thăng cấp phi vị của Dung phi vô cùng nhanh: nhập cung 3 năm được phong làm Tần, 5 năm sau được phong làm phi, và đứng thứ 3 trong hàng phi vị.

Ban ngày là ái phi của Càn Long, nhưng đêm đến lại bị hoàng đế lạnh nhạt

Tuy rằng Dung phi đã nhập cung, nhưng nàng vẫn giữ nguyên những phong cách, đặc trưng của quê nhà, trang phục nàng mặc vẫn là trang phục của dân tộc Duy Ngô Nhĩ.

Thậm chí Ngự Thiện Phòng (khu vực nhà bếp trong cung đình) còn có một đầu bếp chuyên nghiệp được mời đến từ quê hương của Dung phi để nấu những món ăn mà nàng thích, như vậy, có thể thấy Càn Long đã vô cùng sủng ái Dung phi.

Thế nhưng, một Dung phi được nếm đủ những yêu thương sủng ái của vua Càn Long lại chưa từng sinh cho Càn Long một người con nào dù bà đã sống đến 55 tuổi.

Càn Long sủng ái Hương phi đến vậy, nhưng tại sao giữa họ lại không có một mụn con? Thật ra, điều này có liên quan đến một bí mật không ai biết của Dung phi.

Duoc dang tang my nhan xinh dep, Can Long chi lam hanh 1 dem da e ngai-Hinh-4

Tuy rằng trên người Dung phi có một mùi hương rất thơm, thế nhưng chân của nàng không những không thơm mà còn có mùi hôi. Theo ghi chép của "Thanh sử cảo" (bản thảo một bộ tư liệu lịch sử về thời nhà Thanh), Dung phi có mùi hôi chân.

Bình thường khi Dung phi đi giày, Càn Long không ngửi thấy mùi hôi này, chỉ khi đến giờ nghỉ ngơi, Dung phi tháo giày ra thì vua mới ngửi thấy.

Kết quả là, chỉ sau 1 đêm sủng hạnh duy nhất, ngửi thấy mùi hôi từ chân Dung phi, Càn Long không còn sủng hạnh nàng thêm một lần nào nữa. Nhưng vào ban ngày, Càn Long vẫn đối xử rất tốt với Dung phi.

"Kim vô túc xích, nhân vô thập toàn" (mọi vật không có gì là hoàn hảo), ông trời ban cho Dung phi một dung mạo xinh đẹp và một mùi hương tự nhiên đặc biệt, đồng thời cũng "ban" cho nàng một khiếm khuyết, thiếu sót.

May mắn rằng, Dung phi còn có một hậu thuẫn vững chắc sau lưng là gia tộc, Càn Long vì để thể hiện hòa khí giữa hai bên nên cũng không dám làm gì nàng.

Nếu người mang khiếm khuyết này không phải là Dung phi mà là một phi tần khác thì số phận của người này có khả năng sẽ bị đày vào lãnh cung sống cuộc sống còn lại của cuộc đời.

Số phận của những phi tần thời xưa chính là như vậy, vận mệnh của bản thân nhưng bản thân không có quyền quyết định, mà quyền quyết định ấy nằm hoàn toàn trong tay của bậc đế vương!

Cạnh mộ quý phi của Càn Long có hài cốt một phụ nữ?

Sau khi tìm được ngôi mộ của vị quý phi của Càn Long, người ta vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện cạnh đó có hài cốt một người phụ nữ khác. Danh tính của người này khiến ai cũng phải sốc.

Cạnh mộ quý phi của Càn Long có hài cốt một phụ nữ?

Thanh Đông lăng là một quần thể lăng mộ hoàng gia của triều đại nhà Thanh nằm ở Tuân Hóa, thành phố Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đây là nơi chôn cất của 5 vị hoàng đế: Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong, Đồng Trị, cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa của triều đại nhà Thanh.

Khoảng những năm 1980, giới khảo cổ đã tìm hiểu khu lăng mộ của vua Càn Long và phát hiện ngôi mộ của vị phi tần có tên Thuần phi (Thuần Huệ Hoàng quý phi). Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là người ta còn tìm thấy một ngôi mộ khác chứa thi thể một người phụ nữ bên cạnh mộ của Thuần phi. Chính danh tính của người phụ nữ này đã mở ra một bê bối mà vua Càn Long đã muốn che giấu bấy lâu nay.

Vua Càn Long.

Thân thế chủ nhân ngôi mộ

Khi tìm được hài cốt của một người phụ nữ khác bên cạnh ngôi mộ của Thuần phi, giới khảo cổ chưa rõ danh tính của người này. Liệu người phụ nữ này có liên quan đến Thuần phi hay không?

Được biết, Thuần phi có nhan sắc mỹ miều, từng được vua Càn Long sủng ái nhưng sau này, 2 người con trai do bà sinh ra đều không nhận được sự yêu mến của vua cha, người thì bị hủy tư cách nối ngôi, người bị cho làm thừa tự cho vương gia. Sau đó, Thuần phi cũng không được nhà vua chú ý đến nữa. Do đó, người phụ nữ được chôn bên cạnh Thuần phi chắc chắn cũng không phải người phụ nữ mà vua Càn Long yêu thích.

Bức vẽ hiếm hoi khắc họa chân dung Kế hoàng hậu

Mãi sau đó, hậu thế mới tìm được danh tính của người phụ nữ này. Đó chính là hoàng hậu thứ hai của vua Càn Long: Kế hoàng hậu (hay còn gọi là Ô Lạt Na Lạp, Na Lạp hoàng hậu, Như Ý hoàng hậu). Vậy tại sao một vị mẫu nghi thiên hạ, có thân phận cao quý lại bị an táng cạnh một người có thân phận thấp hơn mình, hơn nữa ngôi mộ cũng không được chăm sóc một cách tửtế, đàng hoàng?

Sự thật vua Càn Long che giấu

Trước khi được sắc phong hoàng hậu, Ô Lạt Na Lạp vốn là Nhàn phi. Nhờ có năng lực quản lý hậu cung, bà được mẹ củavua Càn Long chỉ định làm người kế nhiệm sau khi Phú Sát hoàng hậu qua đời, phong làm Kế hoàng hậu.

Tuy nhiên, vua Càn Long vốn không có nhiều tình cảm với vị hoàng hậu thứ hai này. Dù vậy, Kế hoàng hậu chưa từng làm chuyện gì quá đáng khiến hoàng đế chán ghét, vẫn luôn quý mến và tôn trọng nhau. Hơn nữa, bà còn là một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, không chỉ xinh đẹp mà còn thông minh, sắc sảo và nhân hậu, được nhiều người khâm phục.

Nhân vật Kế hoàng hậu trong bộ phim "Hậu cung Như Ý truyện" do nữ diễn viên Châu Tấn đảm nhiệm.

Bi kịch chỉ xảy ra khi vua Càn Long muốn đi tuần tra phía nam. Không rõ vì lý do gì, Kế hoàng hậu đột nhiên ra quyết định cắt đi mái tóc của mình ngay trước mặt vua. Đây vốn là điều vô cùng cấm kỵ, đặc biệt là đối với phụ nữ, chỉ trừ khi nhà có tang. Do đó, hành động này bị coi như phạm thượng. Trước khi cắt tóc, Kế hoàng hậu còn đuổi hết cung nữ và thị vệ ra ngoài để tránh liên lụy tới họ.

Sau này, nhiều người bắt đầu suy đoán về lý do khiến Kế hoàng hậu tự tay xuống tóc. Có người cho rằng bà đã chán ghét thế tục, chán ghét Càn Long, không muốn đấu tranh chốn hậu cung nên mới cắt tóc đi tu. Có người lại cho rằng Kế hoàng hậu làm vậy là bởi cảm thấy bất mãn vì bị vua thất sủng, phản đối hành động nạp kỹ nữ làm thê thiếp của Càn Long. Đến tận bây giờ, lý do ấy vẫn chưa rõ ràng.

Phần mộ của Kế hoàng hậu tồi tàn hơn nhiều so với phần mộ của Thuần phi bên cạnh.

Tuy nhiên, tại thời điểm ấy, hành động đại nghịch bất đạo này đã khiến vua Càn Long vô cùng tức giận, lập tức giam lỏng Kế hoàng hậu và thu hồi 4 sắc phong của bà. Ngày 19/8/1766, Kế hoàng hậu qua đời trong cung của mình. Khi đó, hoàng đế càn Long đang đi săn tại khu săn bắn Hoa Mộc Lan, nghe tin vợ qua đời nhưng không hề tạm hoãn chuyến đi săn, còn ra lệnh cho người con trai thứ 12 của mình trở về cung để giải quyết chuyện gia đình.

Theo lệnh của vua Càn Long, tang lễ của Kế hoàng hậu được tổ chức như đám tang của Hoàng quý phi. Tuy nhiên trên thực tế, đám tang được đơn giản hóa rất nhiều, hoàn toàn không hoành tráng với chức vị của một hoàng hậu. Quan tài của Kế hoàng hậu cũng được đóng từ loại gỗ rẻ tiền. Sau khi bà được chôn cất bên cạnh ngôi mộ của Thuần phi, hoàng đế cũng không cho lập bài vị và hủy bỏ mọi tài liệu liên quan đến Kế hoàng hậu. Người ta suy đoán, uẩn khúc đằng sau sự thất sủng của Càn Long với Kế hoàng hậu cùng cái chết của bà còn to lớn hơn rất nhiều, đáng tiếc gần như không còn tài liệu nào ghi chép lại.

Một khu của Thanh Đông lăng, nơi chôn cất các vị hoàng hậu và quý phi thời nhà Thanh.

Khi Kế hoàng hậu mất, vua Càn Long đã chỉ dụ rõ: "Hoàng hậu tính khí thay đổi, không thể giữ đạo hiếu thuận với Thái hậu. Khi đến Hàng Châu, hành động sai trái, cử chỉ điên loạn. Về tang lễ, tất nhiên không thể cứ theo Hiếu Hiền hoàng hậu mà xử lý, nên lấy quy cách an táng Hoàng quý phi mà làm".

Kế hoàng hậu là hoàng hậu nhà Thanh duy nhất không được để lại tên hậu, những di cảo để tôn vinh bà cũng không còn. Đám tang của bà được tổ chức qua loa, chôn cất cạnh một vị quý phi, không có bài vị, chẳng khác nào một cung nữ vô danh. Khi được hậu thế tìm thấy, ngôi mộ của Kế hoàng hậu xập xệ và hoang tàn hơn ngôi mộ của Thuần phi bên cạnh rất nhiều, phần quách đã mục ruỗng, bên trên xiêu vẹo, khiến nhiều người không khỏi xót thương cho một vị mẫu nghi thiên hạ.

Đọc nhiều nhất

Tin mới