"Đau lòng quá", "Tan nát cõi lòng", "Trái tim tan vỡ"...trong cuộc sống, người ta thường dùng những lời lẽ này để thể hiện nỗi buồn chán, giận dữ. Thế nhưng, bạn có biết rằng, trong y học, thực sự có một hội chứng gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ" hay không?
Theo thông tin đăng tải, vài ngày trước, cô Lý, 32 tuổi, ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, do mâu thuẫn với chồng đã cãi vã dữ dội. Không ngờ, còn chưa cãi xong, cô Lý bắt đầu thấy tức ngực, khó chịu.
Tưởng rằng sau khi nghỉ ngơi, cơn đau tức ngực sẽ thuyên giảm nên cô Lý đi ngủ. Thế nhưng sau một giấc ngủ, sáng hôm sau, cô Lý vẫn thấy ngực đau, thậm chí còn có chiều hướng nặng hơn.
Hoảng sợ, cô Lý nhanh chóng đến bệnh viện Trịnh Châu và được bác sĩ Ngưu Chấn Dân - Chủ nhiệm Khoa Tim mạch tiếp nhận. Kết quả khám cho thấy, các chỉ số liên quan của hội chứng mạch vành cấp đều đạt.
Ảnh minh hoạ. |
Để khẳng định thêm, bác sĩ Ngưu đã tiến hành chụp mạch vành cho bệnh nhân. Sau khi có kết quả, lại nằm ngoài dự đoán của mọi người, kết quả chụp động mạch vành không có dấu hiệu gì bất thường. Vậy nguyên nhân gây ra hiện tượng đau tức ngực là gì?
Kết hợp với tiền sử cảm xúc của bệnh nhân một ngày trước đó, bác sĩ Ngưu đề nghị cô Lý chụp X quang thất trái. Lúc này, thủ phạm cuối cùng đã được tìm ra, thất trái dãn lớn như quả bóng và co bóp yếu. Hóa ra là cô Lý mắc hội chứng bệnh cơ tim căng thẳng, còn được gọi là "hội chứng trái tim tan vỡ" hoặc bệnh cơ tim Takotsubo.
Nguyên nhân được làm rõ, bác sĩ có hướng xử lý ngay. Hiện, sau khi điều trị triệu chứng bằng thuốc, các triệu chứng đau tức ngực của cô Lý nhanh chóng thuyên giảm.
Theo bác sĩ Ngưu: "Nhắc đến đau ngực, đầu tiên ai cũng nghĩ đến hội chứng mạch vành cấp. Thế nhưng thực tế, bệnh cơ tim căng thẳng cũng có thể gây ra đau ngực".
Theo tìm hiểu, "hội chứng trái tim tan vỡ" là tình trạng giãn nở đỉnh thất trái thoáng qua không rõ nguyên nhân, thường kèm theo các kích thích về thể chất hoặc cảm xúc. Đối với những bệnh nhân dễ xúc động thì dễ gây ra bệnh cơ tim do stress, nhưng thường thì tim không có bệnh hữu cơ rõ ràng mà có cảm giác như trái tim bị ai đó bóp nghẹt đau như thể tan nát.
Nguyên nhân cụ thể của hội chứng trái tim tan vỡ vẫn chưa rõ ràng, có thể liên quan đến độc tính của catecholamine gây chuyển hóa cơ tim bất thường và co thắt mạch vành nhiều ống.
Hội chứng trái tim tan vỡ xảy ra hầu hết ở phụ nữ sau mãn kinh, tỷ lệ nam nữ mắc bệnh là 1:9.
Mời quý độc giả xem thêm video: Những triệu chứng của bệnh tim mạch vành. Nguồn video: THĐT.