Cái kết "đáng đời" của vị vua tàn bạo: Thi thể phát nổ trong đám tang

Vậy là cuối cùng, vị vua hung ác và chưa từng nhận được tình yêu thương, kính trọng của công chúng đã bị chứng háu ăn của mình giết chết.

Cái kết "đáng đời" của vị vua tàn bạo: Thi thể phát nổ trong đám tang

Ở đâu cũng vậy, tang lễ luôn là một sự kiện trang nghiêm và đau buồn khi người ở lại phải đau xót tiễn đưa người đã khuất. Mọi thứ ở đám tang luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng, đảm bảo không có sơ suất xảy ra trong quá trình tiễn biệt người chết. Thế nhưng, tang lễ của William I, Công tước của Normandy, vị vua trị vì nước Anh từ năm 1066 đến lúc qua đời lại là một mớ hỗn độn khiến hậu thế không muốn nhớ đến.

Cai ket

William, Công tước của Normandy (nay thuộc Pháp), hay còn được gọi là William Người chinh phạt, chào đời ngoài ý muốn của cha mẹ. Trong suốt quãng đời tuổi thơ, ông gần như chỉ sống với mẹ cho đến năm 8 tuổi, khi cha đột ngột qua đời, ông mới chính thức lên làm vua.

Khi ngai vàng giao cho một đứa trẻ 8 tuổi, đất nước không tránh khỏi rơi vào cảnh hỗn loạn. Không ít dân chúng bất mãn đã tụ họp để chống lại chính quyền và để đáp trả, William đã ra lệnh giết hàng nghìn người vô tội, đốt phá hàng loạt ngôi làng khiến người dân sống sót rơi vào cảnh lầm than, túng quẫn. Năm 1066, William hành quân từ Pháp đến Anh để tranh giành ngôi báu sau khi vua Edward không giữ lời hứa, trao ngai vàng cho một hậu duệ khác thay vì người bà con của William. Nhờ đó mà William chính thức lên ngôi vua nước Anh vào đúng đêm Giáng sinh.

Về phía William, là một vị vua, tất nhiên ông luôn ung dung sống trong nhung lụa và được thưởng thức những món ngon vật lạ trên đời. Ăn ngon ngủ kỹ mỗi ngày khiến trọng lượng cơ thể William tăng lên chóng mặt, chẳng mấy chốc ông trở nên quá khổ.

Tính háu ăn đã mang đến cho William nhiều phiền phức, thậm chí là cái chết và sau đó nữa. Năm 1087, ông bị thương nặng trong cuộc viễn chinh nước Pháp. Con ngựa mà William cưỡi bỗng chốc không nghe lời, nhảy dựng lên khiến William ngã xuống đất. Khi đó, yên ngựa đã khiến ông bị thủng ruột.

Trong suốt 6 tuần điều trị, các chuyên gia y tế thời đó không thể thực hiện ca phẫu thuật cần thiết để điều trị phần ruột bị tổn hại của William bởi vì kích thước cơ thể to lớn của nhà vua. Kết quả, ông đã qua đời.

Thế nhưng, hành trình để William đến mộ phần của mình để yên nghỉ vẫn còn rất xa.

Sinh thời, William không được lòng dân chúng vì sự tàn ác của mình và đến lúc qua đời, những kẻ hầu cận cũng bỏ ông mà đi. Thời đó, đám tang và sự kiện chôn cất thường được lên kế hoạch và thực hiện bởi những người tham dự. Thế nhưng, chẳng ai ở bên cạnh William khi ông chết đi nên cuối cùng, xác chết của nhà vua bị bỏ lại một mình.

Một thời gian sau đó, trong lúc thi thể bán khỏa thân của William Người chinh phạt được đặt tại một cơ sở y tế ở Rouen, Pháp, một kỵ sĩ đã quyết định nhận nhiệm vụ đưa nhà vua về với đất mẹ. Vì trình độ ướp xác lúc ấy chưa mấy phát triển nên xác của William đã bị phân hủy nghiêm trọng song chàng kỵ sĩ kia không mấy quan tâm.

Nhà thờ ban đầu nơi William dự kiến được chôn cất nằm ở Caen, cách Rouen hơn 112km. Cách tốt nhất để đến được đó là dùng thuyền đi dọc con sông Seine và đó cũng là hình thức di chuyển "sang chảnh" nhất.

Sau bao chông gai, cuối cùng họ cũng đến được Caen nhưng có một vấn đề là vi khuẩn trong phần ruột bị tổn thương của William đã bắt đầu xâm nhập toàn bộ cơ thể và làm đầy nó bằng khí thối.

Mọi chuyện còn tồi tệ hơn vào lúc cả hai đến nơi, một đám cháy đã bùng lên trong thành phố. Tiếp đến, một người đàn ông xuất hiện và phản đối việc chôn cất với lý do nhà thờ xây dựng trái phép trên phần đất thuộc sở hữu của ông. Cuối cùng, phải trải qua một cuộc thương thảo và đền bù xứng đáng thì người đó mới chịu rời đi để tang lễ tiếp tục được cử hành.

Vào thời điểm việc chôn cất thực sự có thể diễn ra là đã nhiều tuần trôi qua kể từ khi William qua đời. Sự chậm trễ ấy khiến phần ruột của nhà vua phình to, thậm chí còn vượt cả kích thước khi ông còn sống. Điều đó khiến người đào mộ không cách nào hạ huyệt được và trong lúc mọi người vẫn đang bối rối không biết giải quyết chuyện này như thế nào thì thi thể của William đột ngột... phát nổ.

Trong phút chốc, đám đông ngay lập tức bị bao trùm bởi những bộ phận cơ thể đã thối rữa của nhà vua, đồng thời choáng ngợp trước mùi hôi thối bốc ra từ xác chết để lâu ngày.

Tang lễ được kết thúc một cách vội vàng và nhanh chóng bị lãng quên nhưng hầu hết người dân đều cho rằng đó là những gì mà William xứng đáng nhận được. Mọi thứ tưởng chừng như đã kết thúc nhưng không, William vẫn chưa thể yên nghỉ. Mộ phần của ông bị đào lên 3 lần bởi người La Mã, người theo phái Thần học Calvin và trong cuộc Cách mạng Pháp.

Xương cốt của ông sau đó bị phân tán khắp nơi. Đến nay, chỉ mỗi... phần xương đùi còn được lưu giữ, đánh dấu bởi một phiến đá bên đường.

Vậy là cuối cùng, vị vua hung ác và chưa từng nhận được tình yêu thương, kính trọng của công chúng đã bị chứng háu ăn của mình giết chết nhưng đến khi chết rồi cũng chả được yên thân!

10 vị vua nổi danh sử Việt, ngoại bang nghe tên đã khiếp sợ

An Dương Vương được cho là khai sinh ra nghệ thuật chiến tranh du kích. Trên chiến trường, Quang Trung - Nguyễn Huệ chỉ có tiến, không lùi.

10 vị vua nổi danh sử Việt, ngoại bang nghe tên đã khiếp sợ

10 vi vua noi danh su Viet, ngoai bang nghe ten da khiep so

Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán An Dương Vương (?- 208 TCN/179 TCN), người Việt đã đánh bại đội quân xâm lược nhà Tần - một trong những triều đại phong kiến mạnh của lịch sử Trung Quốc. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định An Dương Vương chính là vị vua đã khai sinh ra nghệ thuật chiến tranh du kích ở nước ta.

10 vi vua noi danh su Viet, ngoai bang nghe ten da khiep so-Hinh-2

Triệu Quang Phục (524-571) là tướng của Lý Nam Đế. Có tài cầm quân, ông được hoàng đế nhà Tiền Lý trao lại binh quyền trước khi qua đời. Triệu Quang Phục đã đánh đuổi đội quân xâm lược đông đảo của nhà Lương do tướng Trần Bá Tiên - người sau này lập nên nhà Trần ở Trung Quốc - chỉ huy. Bằng chiến thuật đánh du kích ở vùng sông nước Khoái Châu (Hưng Yên), Triệu Quang Phục giết viên tướng Dương Sàn, giành lại độc lập từ năm 545 đến 571.

Những vị vua nước Việt chiến thắng kẻ thù nổi danh sử sách

Những chiến thắng của các vị vua này vang danh sử sách. Trong đó có vị vua chưa hề thất bại trên chiến trường.

Những vị vua nước Việt chiến thắng kẻ thù nổi danh sử sách

Nhung vi vua nuoc Viet chien thang ke thu noi danh su sach

Quang Trung là vị vua nước Việt rất giỏi về đánh trận. Theo ghi chép của nhiều tài liệu lịch sử, vua Quang Trung chưa bao giờ thất bại trên chiến trường. Mỗi khi ông xuất binh, vua đều giành thắng lợi, khiến kẻ thù khiếp sợ.

Nhung vi vua nuoc Viet chien thang ke thu noi danh su sach-Hinh-2

Vạn Thắng vương là tôn hiệu do các triều thần dâng lên vua Đinh Bộ Lĩnh (Đinh Tiên Hoàng). Vua Đinh Tiên Hoàng quê ở Ninh Bình, tuổi trẻ chăn trâu, lớn lên trở thành thủ lĩnh, đánh bại 12 sứ quân. Lên ngôi vua, ông lấy quốc hiệu Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình) năm 968.

Vị vua duy nhất nước Việt sở hữu 2 máy bay riêng

Đây là vị vua nước Việt đầu tiên và duy nhất từng sở hữu máy bay riêng. Ông còn có bộ sưu tập xe máy sang trọng thời bấy giờ.

Vị vua duy nhất nước Việt sở hữu 2 máy bay riêng

Vi vua duy nhat nuoc Viet so huu 2 may bay rieng

Theo các tài liệu lịch sử, vua Bảo Đại của triều Nguyễn chính là vị hoàng đế đầu tiên và duy nhất của nước ta có máy bay riêng. Không chỉ một, Bảo Đại còn sắm riêng cho mình 2 máy bay. Ngoài máy bay, Bảo Đại còn có bộ sưu tập gồm nhiều xe hơi, môtô sang trọng, đắt đỏ thời bấy giờ.

Vi vua duy nhat nuoc Viet so huu 2 may bay rieng-Hinh-2

Hai máy bay của Bảo Đại có tên "Tiger Moth" và "Morane Saulnier". Chiếc "Tiger Moth" là loại máy bay một động cơ, do Anh chế tạo, hai tầng cánh, hai chỗ ngồi, thân bọc vải, tốc độ chậm, có thể hạ cánh ở sân bay ngắn, hẹp, kể cả trên đồng cỏ. Trong khi đó, chiếc "Morane Saulnier" do Pháp chế tạo, là loại máy bay thể thao một động cơ, thân kim loại, một tầng cánh, hai chỗ ngồi.

Đọc nhiều nhất

Tin mới