Cái kết buồn của nàng công chúa triều Nguyễn

Mối tình đơn phương của công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh với nhà sư đã rơi vào kết cục bi thảm, khiến hậu thế đời sau buồn day dứt.

Cái kết buồn của nàng công chúa triều Nguyễn

Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh là con gái thứ 3 của Hoàng đế Gia Long. Nàng nổi tiếng với nhan sắc chim sa cá lặn, nhưng nguyện không lấy chồng, mãi ăn chay và tụng kinh niệm phật để cầu sự thái bình, thịnh trị cho triều đại nhà Nguyễn. Thế nhưng, cuộc đời bà lại rẽ sang hướng khác khi gặp Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành. Kể khi gặp gỡ, nàng đã thầm yêu nhà sư và có ý định tìm mọi cách khiến nhà sư phá giới.

Cai ket buon cua nang cong chua trieu Nguyen

Để tránh duyên trần với nàng công chúa nhà Nguyễn, Thiền sư đã dùng Phật pháp ngày ngày giảng giải cho công chúa, với hi vọng cô sớm tỉnh ngộ mối tình oan trái này. Thậm chí, Thiền sư Liễu Đạt Thiệt Thành còn viện cớ trở về chùa Từ Ân (Gia Định) chịu tang sư phụ, rồi ở lại luôn. Song, dường như tình yêu càng không được đáp lại càng khiến con người ta ham muốn có bằng được, công chúa đã vào Gia Định để cúng dường chùa Từ Ân và Khải Tường, nhưng thực chất là muốn gặp người trong mộng.

Thời gian Công chúa ở chùa, mỗi sáng Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt đều phải đến hầu chuyện và cho đến một hôm, nhà sư bỗng dưng biến mất, khiến Công chúa cứ nằm trầm tư, buồn bã không thiết cả việc ăn uống.

Cai ket buon cua nang cong chua trieu Nguyen-Hinh-2

Thấy sức khỏe Công chúa ngày một sa sút, thị giả của nhà sư là sa di Mật Dĩnh sợ rằng, nếu Công chúa có mệnh hệ nào sẽ có hại cho chùa, nên đành phải tiết lộ là Thiền sư đã lên chùa Đại Giác ở Cù lao Phố để nhập thất hai năm.

Nàng lại tìm đến nơi bằng được. Theo sách Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, trước cửa thất đóng kín của Thiền sư Thiệt Thanh Liễu Đạt, Công chúa quỳ xuống lễ ba lễ và thưa rằng: "Đệ tử sắp hồi kinh nên đến đây xin hòa thượng cho diện kiến lần chót trước khi lên đường".

Cai ket buon cua nang cong chua trieu Nguyen-Hinh-3

Không nghe thấy tiếng trả lời, Công chúa lại nài nỉ: "Bạch Hòa thượng, nếu Hòa thượng không tiện ra tiếp, xin Hòa thượng cho con nhìn thấy bàn tay của Hòa thượng, đệ tử cũng hân hoan mà ra về...". Im lặng trong vài phút, Hòa thượng trong thất đưa một bàn tay ra cửa nhỏ, Hoàng cô vội ôm lấy bàn tay hôn nhẹ và khóc...

Vào khuya đêm đó, trong khi mọi người đang an giấc, bỗng thấy lửa cháy rực ở tịnh thất của Thiền sư Thiệt Thành Liễu Đạt. Dù tận tình cứu hỏa, nhưng tịnh thất và xác thân Hòa thượng đã cháy tiêu.Sau cái chết của vị nhà sư, Công chúa Ngọc Anh vì quá đau buồn, ngay hôm sau đã uống thuốc độc dược quyên sinh tại hậu liêu chùa Đại Giác. Đó là ngày mồng 2.11 năm Quý Mùi (1823).

Ai quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn?

Năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho hoàng hậu hoặc hoàng quý phi làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định. 

Ai quản lý tiền trong hoàng cung triều Nguyễn?
Ai quan ly tien trong hoang cung trieu Nguyen?
Theo sách “Đại Nam Hội điển sự lệ”, năm 1836, vua Minh Mạng ra chỉ dụ giao cho vợ cả (hoàng hậu hoặc hoàng quý phi) làm chủ quỹ trong hoàng cung. Nhiệm vụ của họ là giúp vua tính toán, sắp xếp, phân bổ các khoản chi tiêu theo đúng quy định. 

Vị vua nước Việt duy nhất lấy vợ ở châu Phi

Hàm Nghi là vua duy nhất trong sử Việt từng lấy vợ ở châu Phi. Năm 1904, Hàm Nghi đính hôn với cô Marcelle Laloe, con gái của Chánh án tòa Thượng phẩm Alger ở Algeria. Đám cưới của họ trở thành sự kiện văn hóa của thủ đô Alger.

Vị vua nước Việt duy nhất lấy vợ ở châu Phi
Vi vua nuoc Viet duy nhat lay vo o chau Phi
Theo "Quốc sử quán triều Nguyễn", triều đại này có 4 vua từng sống ở nước ngoài là Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân, Bảo Đại. Đây là triều đại có nhiều vua sống ở nước ngoài nhất. 

Hậu cung gò bó, nhiều ghen tuông, đố kỵ của phi tần triều Nguyễn

Cung phi trong Tử Cấm Thành sống tương đối nhàn hạ, no đủ nhưng rất gò bó, phải kiêng cữ đủ thứ, ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài .

Hậu cung gò bó, nhiều ghen tuông, đố kỵ của phi tần triều Nguyễn

Thông qua cuốn sách Đời sống cung đình triều Nguyễn (NXB Thuận Hóa, năm 1993) và Đời sống trong Tử Cấm Thành (NXB Đà Nẵng, năm 1996), tác giả Tôn Thất Bình đã cố gắng phản ánh trung thực, khách quan nhất những sinh hoạt đời thường của hoàng gia nói chung và các hoàng phi, cung tần triều Nguyễn nói riêng.

Cả 2 cuốn sách được Tôn Thất Bình biên soạn dựa trên những tư liệu của các tác giả người Pháp và các công trình nghiên cứu, tìm hiểu đáng tin cậy của các tác giả Việt Nam.

Đọc nhiều nhất

Tin mới