Cái chết thương tâm vì bệnh dịch của thiên tài Tchaikovsky và những người nổi tiếng trong quá khứ

Đến nay, dịch Covid-19 đã lan ra gần như toàn thế giới và là thử thách nghiêm trọng đối với người dân của các nước. Tuy nhiên, thế giới cũng từng hứng chịu những đại dịch khủng khiếp khiến hàng trăm triệu người tử vong, trong đó có nhạc sĩ thiên tài Pyotr Tchaikovsky…

Cái chết thương tâm vì bệnh dịch của thiên tài Tchaikovsky và những người nổi tiếng trong quá khứ

Dịch hạch hay “Cái chết đen”

Pericles - chính khách, danh tướng tài ba, nhà hùng biện của Hy Lạp sống ở thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Pericles còn được coi là một trong những người sáng lập nền dân chủ Athens. Dưới thời ông, Athens phát triển rực rỡ, trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của Hy Lạp cổ đại.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến tranh Peloponnese giữa hai thế lực hùng mạnh nhất Hy Lạp cổ đại - Athens và Sparta, khi quân đội của Pericles bước vào giai đoạn phản công, bệnh dịch hạch ở Athens đã làm thay đổi đột ngột tình thế.

Đại dịch kéo dài 4 năm này đã cướp đi sinh mạng của gần 1/4 dân số thành phố (khoảng 30.000 người). Quân đội bị tổn thất nghiêm trọng, còn tinh thần của binh sĩ bị hủy hoại. Vào năm 429 trước Công nguyên, Pericles đã tử vong vì bệnh dịch này.

Cai chet thuong tam vi benh dich cua thien tai Tchaikovsky va nhung nguoi noi tieng trong qua khu
Nhiều người nổi tiếng thế giới tử vong vì dịch bệnh (từ trên xuống, từ trái qua phải: P.Tchaikovsky, A.Rublev, A.Menshikov,Pericles, V.Komissarzhevskaya và Y.Sverdov) 

Họa sĩ người Nga Andrei Rublev cũng là nạn nhân của dịch hạch hay “Cái chết đen”. Đây được coi là dịch bệnh khủng khiếp nhất đã xảy ra trong lịch sử. Ước tính có khoảng 75 đến 200 triệu người tại châu Âu, châu Á và châu Phi tử vong vì bệnh dịch này từ năm 1346 đến năm 1353.

A.Rublev là họa sĩ vẽ tranh tượng thánh được kính trọng nhất ở thế kỷ XV. “Chúa Ba Ngôi” - một trong những bức tranh tượng thánh nổi tiếng của A.Rublev vẫn được coi là mẫu mực. Ông mắc dịch hạch và qua đời vào ngày 17-10-1428. A.Rublev đã được Giáo hội Chính thống giáo Nga phong thánh vào năm 1988.

Dịch bệnh đậu mùa

Alexander Menshikov là đại thần tâm phúc nhất của Hoàng đế vĩ đại nhất nước Nga - Pyotr Đại Đế. Từ một người hầu, ông trở thành cộng sự tin cậy của nhà vua. Sau khi Peter Đại Đế qua đời, Công tước, Đại Nguyên soái, A.Menshikov trở thành người cai trị nước Nga thực sự dưới thời Nữ hoàng Yekaterina I và Hoàng đế Peter II.

Tháng 9-1727, A.Menshikov bị thất sủng và bị đày đi Siberia. Tuy nhiên, khi đó, dịch bệnh đậu mùa bùng phát ở đây. A.Menshikov bị mắc bệnh này và qua đời vào năm 1729.

Bệnh đậu mùa cũng không buông tha Vera Komissarzhevskaya. Bà là diễn viên kịch nổi tiếng của Nga đầu thế kỷ XX. Năm 1904, bà đã thành lập nhà hát kịch của mình và dự định thành lập trường sân khấu riêng vào năm 1909. Trong chuyến đi lưu diễn ở Tashkent, Thủ đô của Uzbekistan nơi bệnh dịch đậu mùa hoành hành, bà mắc bệnh và tử vong vào tháng 2/1910.

Bệnh tả ở Nga

Căn bệnh nguy hiểm này đã bùng phát lần đầu tiên tại Nga vào những năm 1830-1831 khiến 197.069 người tử vong. Năm 1893, dịch tả cũng xuất hiện ở Saint Petersburg. Pyotr Tchaikovsky, nhà soạn nhạc thiên tài Nga đã trở thành nạn nhân của bệnh này.

Vào cuối tháng 10-1893, P.Tchaikovsky đến nhà hàng Leiner ở Saint Petersburg. Trong bữa ăn, ông yêu cầu mang cho mình ly nước lạnh. Nhưng, bồi bàn đã mang cho P.Tchaikovsky ly nước lã mặc dù dịch tả đang diễn ra. Không chút nghi ngờ, ông đã uống hết ly nước ấy.

Hôm sau, P.Tchaikovsky bắt đầu cảm thấy khó chịu trong người. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc bệnh tả và chỉ định điều trị. Tuy nhiên, do bệnh tình chuyển biến nặng, P.Tchaikovsky qua đời vào ngày 25/10/1893.

Bệnh cúm Tây Ban Nha

Đại dịch này hoành hành dữ dội vào những năm 1918-1919, giết chết khoảng 50 triệu người trên toàn thế giới. Dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện ở Nga trong thời gian nội chiến kéo dài từ năm 1917 đến năm 1922. Nạn nhân nổi tiếng nhất của dịch bệnh này ở Nga khi đó là Yakov Sverdov - người bạn chiến đấu gần gũi nhất của Vladimir Lenin.

Yakov Sverdov từng giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Chấp hành Trung ương toàn Nga. Khi V.Lenin bị ám sát và bị thương, Y.Sverdlov trở thành người đứng đầu đất nước trong thời gian ngắn.

Đầu năm 1919, ông bị mắc cúm Tây Ban Nha ở Kharkov, Ukraine và trở về Mátxcơva vào ngày 8-3-1919. Do bệnh ngày càng trầm trọng, ông qua đời vào ngày 16-3-1919 bất chấp nỗ lực của các bác sĩ.

Mời quý độc giả xem video: Quốc gia duy nhất trên thế giới không sợ dịch bệnh từ muỗi.

Tiết lộ kinh hoàng về sự kiện tồi tệ nhất châu Âu xưa

(Kiến Thức) - "Cái chết Đen" là dịch bệnh nguy hiểm gây ra hậu quả đáng sợ và gieo rắc nỗi sợ hãi kinh hoàng cho người dân thế giới. Đặc biệt, "Cái chết Đen" được xem là sự kiện tồi tệ nhất lịch sử châu Âu khi khiến khoảng 60% dân số tại đây thiệt mạng.

Tiết lộ kinh hoàng về sự kiện tồi tệ nhất châu Âu xưa
Tiet lo kinh hoang ve su kien toi te nhat chau Au xua
 "Cái chết đen" (Black Death) là đại dịch nguy hiểm xảy ra từ năm 1346 - 1353. 

Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn

Cho đến tận giữa những năm 1800, các bác sĩ không bao giờ có thói quen rửa tay sát khuẩn. Họ liên tục làm việc từ mổ tử thi đến đỡ đẻ. Sau đó, nhờ bước đột phá quan trọng của một bác sĩ người Hungary, khái niệm về việc rửa tay đã thay đổi hẳn.

Lịch sử 130 năm đầy kinh ngạc về rửa tay sát khuẩn

Cảm giác đôi chút lạ lùng khi Thủ tướng Anh Boris Johnson kết thúc phiên họp khẩn đầu tiên hôm 3/2 về tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra và kêu gọi người dân rửa tay kỹ lưỡng trong khoảng thời gian dài bằng bài hát “Chúc mừng sinh nhật”. Là một trong số ít những điều chúng ta có thể làm để ngăn chặn đáng kể sự lây lan của virus, những quy tắc mới cho thói quen rửa tay hàng ngày đã được cộng đồng mạng lan truyền rộng khắp.

Đại dịch nào khiến thủ đô nước Nga chao đảo thế kỷ 18?

(Kiến Thức) - Đại dịch năm 1771 ở Moscow không chỉ gieo rắc sự chết chóc trong dân chúng mà còn dẫn đến một biến động chính trị lớn làm rung chuyển cả đất nước.

Đại dịch nào khiến thủ đô nước Nga chao đảo thế kỷ 18?
Dai dich nao khien thu do nuoc Nga chao dao the ky 18?
Vào cuối năm 1770, những ca nhiễm dịch hạch đã xuất hiện ở thủ đô Moscow của đế chế Nga. Chứng bệnh hiểm nghèo này đã chuyển thành đại dịch lớn từ đầu năm 1771.
Dai dich nao khien thu do nuoc Nga chao dao the ky 18?-Hinh-2
Trong một thời gian ngắn, hàng nghìn người dân Moscow ngã bệnh do dịch hạch. Các bệnh viện quá tải, xác chết xuất hiện la liệt trên đường phố.

Đọc nhiều nhất

Tin mới