Cách xử lý kịp thời khi trẻ bị hóc dị vật ngày tết

Tết về, trẻ thường bị hóc dị vật đường thở do ăn các loại hạt. Cha mẹ cần chú ý phát hiện và xử lý kịp thời tránh trẻ tử vong nhanh chóng.

Cấp cứu cũng không thành công
Một trường hợp đáng tiếc xảy ra vào ngày 25/1/2024 tại xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương, Tỉnh Tuyên Quang do tai nạn hóc dị vật nên đã tử vong. Mặc dù đã gọi nhân viên y tế tới cấp cứu nhưng không thành công. Giá như người dân được cập nhật kiến thức và biết cách xử trí hóc dị vật ngay lúc đó thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc này.
Các bác sĩ bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, tết là thời gian học sinh được nghỉ học (từ mẫu giáo đến các cấp lớp lớn hơn). Trong khi đó, do có nhiều công việc chuẩn bị tết, chơi tết nên phụ huynh đôi khi không để mắt đến con nhỏ. Chỉ một vài phút lơ là của phụ huynh, với sự hiếu động, nghịch phá của trẻ, tai nạn có thể xảy ra.
Cach xu ly kip thoi khi tre bi hoc di vat ngay tet
Các bác sĩ hướng dẫn các cô giáo tại chương trình tập huấn kĩ năng cấp cứu dị vật đường thở.
Tết về, một số dị vật đường thở thường gặp là các loại hạt thực vật như đậu phộng, hạt dưa, hạt bí hạt me, mãng cầu, bắp rang... các loại đồ chơi có kích thước nhỏ, một số vật dụng sinh hoạt hằng ngày, các loại pin... Nhiều loại dị vật rất trơn, rất dễ tuột sâu vào lòng phế quản, đi sâu vào trong và gây tổn thương phổi.
Phải biết cách phát hiện kịp thời khi trẻ có khả năng bị dị vật đường thở, tránh để quá lâu, dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc.
Phải nghĩ tới dị vật khi trẻ đang chơi đang ăn đột nhiên ho, sặc sụa, tím tái, khó thở, ngạt thở có khi rất đột ngột. Nhiều trẻ có thói quen ngậm đồ chơi, nhặt các đồ vật lạ, thức ăn rơi vãi cho vào miệng rất dễ khiến dị vật lọt sâu vào đường thở mà bố mẹ không biết.
Cach xu ly kip thoi khi tre bi hoc di vat ngay tet-Hinh-2
Các bác sĩ hướng dẫn các cô giáo tại chương trình tập huấn kĩ năng cấp cứu dị vật đường thở.
- Cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa khi có biểu hiện ho khò khè lâu ngày, khó thở.
- Phụ huynh cần luôn để ý đến con, tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ gây hóc, nghẹt đường thở như các loại hạt, thạch, những loại trái cây có hạt nhỏ...
- Thức ăn nên cắt làm nhiều mảnh nhỏ, cẩn thận khi chế biến và cho trẻ ăn các đồ ăn có xương.
- Tránh các thói quen nguy hiểm như bóp mũi nhét đồ ăn vào khi trẻ khóc, biếng ăn.
- Ngoài ra, không nên cho trẻ chơi đồ chơi quá nhỏ, góc cạnh, có nhiều bộ phận dễ tách rời, chơi mà không có sự giám sát của người lớn. Không để đồ chơi, vật dụng quá nhỏ, có thể nguy hiểm trong tầm tay của trẻ, gần nơi ăn, nơi ngủ...
- Khi phát hiện trẻ ngậm phải vật lạ trong miệng, cần giữ bình tĩnh, không gây hốt hoảng, sợ hãi cho trẻ.
- Không tự ý dùng tay móc dị vật trong họng.
- Khi dị vật đã lọt vào đường thở, tùy từng trường hợp mà có cách xử trí đúng đắn, vỗ lưng ấn ngực hoặc Heimlich kịp thời nếu đã được hướng dẫn, để không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.
Cách xử trí hóc dị vật
Trẻ nhỏ: Đứng phía sau người bị hóc, hãy dùng lòng bàn tay của bạn đặt lên lưng của họ, giữ chặt và thực hiện một cú đấm mạnh vào giữa lưng. Động tác này có thể giúp dị vật di chuyển và thoát ra ngoài.
Cach xu ly kip thoi khi tre bi hoc di vat ngay tet-Hinh-3
Người lớn: Đứng phía sau người bị hóc, hãy đặt hai tay lên bụng của họ, phía trên rốn. Sau đó, thực hiện một cú đấm mạnh vào bụng, hướng lên và vào trong. Động tác này có thể tạo áp lực đủ mạnh để dị vật bị đẩy ra khỏi đường thở.
Cach xu ly kip thoi khi tre bi hoc di vat ngay tet-Hinh-4
Hóc dị vật đường thở là một tình huống khẩn cấp. Việc giảng dạy ngoại khoá của nhân viên y tế cho người dân nắm vững các biện pháp cấp cứu và biết cách phòng ngừa là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người thân yêu.
Hình ảnh các bác sĩ hướng dẫn các cô giáo tại chương trình tập huấn kĩ năng cấp cứu dị vật đường thở.

Điểm lại những vụ tai nạn hóc dị vật thảm thương nhất năm 2018

(Kiến Thức) - Trong năm 2018 vừa qua, nhiều trường hợp hóc dị vật thương tâm đã xảy ra khiến nạn nhân phải nhập viện vì nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí tử vong.

Điểm lại những vụ tai nạn hóc dị vật thảm thương nhất năm 2018
Bé trai 11 tháng chết tức tưởi do hóc thạch rau câu
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, ngày 4/12 bệnh viện tiếp nhận một bé trai 11 tháng tuổi (ở phường Nghi Hòa - Cửa Lò – Nghệ An) bị hóc dị vật. Gia đình bệnh nhi cho biết, trước đó cháu bé đang ăn thạch rau câu thì bị sặc và tím tái toàn thân.

Bé 10 tuổi tím tái nguy kịch do tai nạn khi ăn tràng lợn

Các bác sĩ Khoa cấp cứu A9, Bệnh viện 19-8, Bộ Công an vừa cứu sống thành công một bé trai sinh năm 2011, bị hóc dị vật trong quá trình ăn uống.

Bé 10 tuổi tím tái nguy kịch do tai nạn khi ăn tràng lợn

Theo Thượng tá, BSCKII Mạch Thọ Thái, Trưởng khoa Cấp cứu A9, bệnh nhi trú tại Trần Bình, Cầu Giấy, Hà Nội, được gia đình đưa tới Bệnh viện 19-8 vào khoảng 13h ngày 29/10.

Khi nhập viện, trẻ đã ở trong tình trạng ngừng tuần hoàn, tím tái, không còn phản xạ, vô cùng nguy kịch. Người nhà cho biết, trước đó ít phút, bé trai ăn cơm trưa có món lòng lợn và tràng lợn. Do bất cẩn, bé trai bị hóc tràng lợn ở trong khí quản, dẫn tới nghẹn thở.

Bé 2 tuổi tử vong do hóc càng cua sót trong cháo

Cháu bé chỉ mới 2 tuổi (Hà Nội) hóc càng cua sót trong cháo đã không qua khỏi do gia đình không đưa đến viện ngay vì không phát hiện kịp thời.

Bé 2 tuổi tử vong do hóc càng cua sót trong cháo

PGS.TS Nguyễn Đức Chính, Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật nhiễm khuẩn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết hóc dị vật là tai nạn thường gặp. Bệnh viện Việt Đức thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân hóc dị vật là xương cá, xương gà. Đặc biệt có bệnh nhân không phát hiện sớm ảnh hưởng tới tính mạng.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.