Cách trồng bầu hồ lô thiên nga “gây sốt” cực đơn giản

Cách trồng bầu hồ lô thiên nga “gây sốt” cực đơn giản

Nhờ sở hữu "ngoại hình" vô cùng thú vị mà giống bầu hồ lô thiên nga được nhiều người yêu cây tìm mua cho bằng được.

Tuy có hình dáng độc, lạ nhưng loại  bầu hồ lô thiên nga này lại không hề khó trồng như bạn tưởng. Cùng trồng bầu hồ lô thiên nga chỉ với vài bước cực dễ nhé. Chuẩn bị: Hạt giống, thùng xốp, chậu nhựa, đất trồng, bình tưới
Tuy có hình dáng độc, lạ nhưng loại bầu hồ lô thiên nga này lại không hề khó trồng như bạn tưởng. Cùng trồng bầu hồ lô thiên nga chỉ với vài bước cực dễ nhé. Chuẩn bị: Hạt giống, thùng xốp, chậu nhựa, đất trồng, bình tưới
Bước 1: Xử lý hạt trước khi trồng. Hạt giống bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc lấy hạt từ các quả bầu hồ lô giống nếu đã có sẵn. Do phần hạt bầu có phần vỏ khá dày và cứng nên nếu không xử lý trước khi đem gieo hạt thì hạt rất khó nảy mầm hoặc cây mầm sẽ bị biến dạng.
Bước 1: Xử lý hạt trước khi trồng. Hạt giống bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng bán hạt giống hoặc lấy hạt từ các quả bầu hồ lô giống nếu đã có sẵn. Do phần hạt bầu có phần vỏ khá dày và cứng nên nếu không xử lý trước khi đem gieo hạt thì hạt rất khó nảy mầm hoặc cây mầm sẽ bị biến dạng.
Để xử lý hạt giống, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng 20-30 độ C (hoặc ngâm hạt giống trong nước theo công thức: 2 nước sôi - 3 nước lạnh). Thời gian ngâm hạt khoảng từ 18-24 giờ. Sau đó đem ủ tới khi hạt nứt mầm ra thì đem gieo hạt trong đất. Trong thời gian ủ, nhớ cho hạt "uống nước" thường xuyên, khi gieo phải phủ đất lên trên.
Để xử lý hạt giống, bạn cần ngâm hạt trong nước ấm khoảng 20-30 độ C (hoặc ngâm hạt giống trong nước theo công thức: 2 nước sôi - 3 nước lạnh). Thời gian ngâm hạt khoảng từ 18-24 giờ. Sau đó đem ủ tới khi hạt nứt mầm ra thì đem gieo hạt trong đất. Trong thời gian ủ, nhớ cho hạt "uống nước" thường xuyên, khi gieo phải phủ đất lên trên.
Bước 2: Tiến hành gieo hạt. Bạn nên dùng những vật dụng nhỏ hẹp để gieo mầm. Bởi, nếu bạn gieo trong chậu to thì lượng đất và nước quá nhiều, đất có thể bị lạnh và ảnh hưởng đến sự nảy mầm cũng như sự phát triển của cây sau này. Lưu ý, nên để ở nơi có bóng râm.
Bước 2: Tiến hành gieo hạt. Bạn nên dùng những vật dụng nhỏ hẹp để gieo mầm. Bởi, nếu bạn gieo trong chậu to thì lượng đất và nước quá nhiều, đất có thể bị lạnh và ảnh hưởng đến sự nảy mầm cũng như sự phát triển của cây sau này. Lưu ý, nên để ở nơi có bóng râm.
Các hạt lớn thì gieo sâu hơn các hạt nhỏ. Sau 4 - 7 ngày kể từ lúc gieo hạt, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bắt đầu cho cây tiếp xúc dần với nắng.
Các hạt lớn thì gieo sâu hơn các hạt nhỏ. Sau 4 - 7 ngày kể từ lúc gieo hạt, hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Lúc này bắt đầu cho cây tiếp xúc dần với nắng.
Sau 15 - 20 ngày, cây sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này bạn bắt đầu cho cây ra chậu, thùng xốp to hơn. Chọn chậu hoặc thùng xốp có đường kính từ 40 - 60 cm, chiều cao > 40cm để đảm bảo đủ đất cho quả phát triển sau này. Mỗi chậu như vậy chỉ nên trồng 1 dây bầu. Giống cây này phù hợp với nhiều loại đất và khá dễ sống, song nên chọn loại đất sinh học sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt và khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. Chú ý: Ở giai đoạn ươm này bạn cần đặt chậu ươm ở vị trí tránh chuột hoặc có biện pháp đậy miệng chậu bằng lưới hoặc bìa để tránh chuột ăn mất hạt.
Sau 15 - 20 ngày, cây sẽ phát triển rất nhanh. Lúc này bạn bắt đầu cho cây ra chậu, thùng xốp to hơn. Chọn chậu hoặc thùng xốp có đường kính từ 40 - 60 cm, chiều cao > 40cm để đảm bảo đủ đất cho quả phát triển sau này. Mỗi chậu như vậy chỉ nên trồng 1 dây bầu. Giống cây này phù hợp với nhiều loại đất và khá dễ sống, song nên chọn loại đất sinh học sạch, giàu dinh dưỡng để cây phát triển tốt và khỏe mạnh, hạn chế sâu bệnh. Chú ý: Ở giai đoạn ươm này bạn cần đặt chậu ươm ở vị trí tránh chuột hoặc có biện pháp đậy miệng chậu bằng lưới hoặc bìa để tránh chuột ăn mất hạt.
Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch. Đây là thời điểm cây bắt đầu leo thành giàn, các bạn phải làm giàn để cho cây leo lên.
Bước 3: Chăm sóc và thu hoạch. Đây là thời điểm cây bắt đầu leo thành giàn, các bạn phải làm giàn để cho cây leo lên.
Giàn có thể làm từ nhiều chất liệu như dây thép, dây thừng, tốt nhất nên làm giàn bằng tre hoặc lưới giàn dây leo bằng cước vì khi nắng nóng không gây tổn thương đến dây bầu. Kích thước của giàn tùy chọn, bạn làm giàn rộng và cao thế nào tùy vào không gian và diện tích của gia đình, miễn là thuận tiện cho việc chăm sóc.
Giàn có thể làm từ nhiều chất liệu như dây thép, dây thừng, tốt nhất nên làm giàn bằng tre hoặc lưới giàn dây leo bằng cước vì khi nắng nóng không gây tổn thương đến dây bầu. Kích thước của giàn tùy chọn, bạn làm giàn rộng và cao thế nào tùy vào không gian và diện tích của gia đình, miễn là thuận tiện cho việc chăm sóc.
Khi cây ra hoa, thường hoa đực sẽ nhiều hơn hoa cái.Có thể để cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Hoặc có thể thụ phấn cho cây bằng cách chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái.
Khi cây ra hoa, thường hoa đực sẽ nhiều hơn hoa cái.Có thể để cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Hoặc có thể thụ phấn cho cây bằng cách chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái.
Sau khi đã được thụ phấn, nếu thành công sau 24-48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh.
Sau khi đã được thụ phấn, nếu thành công sau 24-48 giờ hoa cái sẽ cong xuống và hình thành trái non, lúc này trái sẽ lớn rất nhanh.
Nếu bạn muốn dùng bầu hồ lô thiên nga để làm các món ăn thì nên trồng giống bầu thiên nga đốm vì chúng không chỉ là một loại rau ăn quả thơm ngon và tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái lạ mắt trong sân vườn.
Nếu bạn muốn dùng bầu hồ lô thiên nga để làm các món ăn thì nên trồng giống bầu thiên nga đốm vì chúng không chỉ là một loại rau ăn quả thơm ngon và tốt cho sức khỏe mà còn là loại trái lạ mắt trong sân vườn.
Lưu ý: Chỉ các giống bầu hồ lô thiên nga có đốm thì mới ăn được, các loại không có đốm thì chỉ có thể dùng làm cảnh và không ăn được.
Lưu ý: Chỉ các giống bầu hồ lô thiên nga có đốm thì mới ăn được, các loại không có đốm thì chỉ có thể dùng làm cảnh và không ăn được.
Còn nếu bạn trồng bầu để làm vật trang trí thì có thể để trái chín già trên giàn. Cho đến khi giàn bầu tàn thì trái sẽ tự khô, có thể dùng làm vật trang trí theo ý muốn. Chúc các bạn thành công!
Còn nếu bạn trồng bầu để làm vật trang trí thì có thể để trái chín già trên giàn. Cho đến khi giàn bầu tàn thì trái sẽ tự khô, có thể dùng làm vật trang trí theo ý muốn. Chúc các bạn thành công!

GALLERY MỚI NHẤT